(KTSG Online) - Sau vài thập kỷ chuyển đổi với sự tham gia của các viện nghiên cứu, doanh nghiệp và chính phủ cùng với sự hợp lực tích cực của người dân, Nhật Bản đã định hình ra những mô hình nông nghiệp sinh thái, hữu cơ theo hướng thuận tự nhiên mà một nước nông nghiệp như Việt Nam có thể tham khảo học hỏi.
(KTSG Online) - Sau vài thập kỷ chuyển đổi với sự tham gia của các viện nghiên cứu, doanh nghiệp và chính phủ cùng với sự hợp lực tích cực của người dân, Nhật Bản đã định hình ra những mô hình nông nghiệp sinh thái, hữu cơ theo hướng thuận tự nhiên mà một nước nông nghiệp như Việt Nam có thể tham khảo học hỏi.
Tại Hậu Giang và Cần Thơ hiện nay, thu nhập của các hộ nông dân nữ ở tỉnh còn thấp và không ổn định, do phụ thuộc vào diện tích canh tác nhỏ, năng suất thấp, và chi phí sản xuất cao. Bên cạnh đó, nông dân nữ thiếu kiến thức và kỹ năng sản xuất nông nghiệp bền vững, dẫn đến suy thoái môi trường và sức khỏe, cũng như gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường và các dịch vụ hỗ trợ.
Vì vậy mà dự án "Abavina - Cộng đồng nông nghiệp Thuận Thiên đã được cho ra đời vào năm 2017. Đây là một dự án quan trọng của công ty Abavina, nhằm hỗ trợ phụ nữ ở Hậu Giang và Cần Thơ trong việc phát triển sinh kế xanh. Từ khi triển khai, dự án đã có ảnh hưởng tích cực bằng cách nâng cao thu nhập, cải thiện môi trường và sức khỏe cho cộng đồng nông dân nữ ở các tỉnh này. Ngoài ra, dự án cũng đã đóng góp vào việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Nguồn: Abavina - Cộng đồng nông nghiệp Thuận Thiên
Dự án đang tập trung vào những mục tiêu như:
Cùng nông hộ xây dựng phương án sinh kế nông nghiệp dựa vào tài nguyên bản địa được thiết kế tùy chỉnh theo đặc điểm của từng nông hộ, theo hướng tối ưu hoá trên tài nguyên sẵn có và tăng thu nhập
Đồng hành, huấn luyện nông hộ biết tổ chức và quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển tư duy tự chủ, năng lực tự chủ và năng lực hợp tác của nông hộ
Liên kết nông hộ tham gia chuỗi cung ứng nông sản của Abavina; Kết nối thị trường & phân phối sản phẩm đâu ra
Thúc đẩy hợp tác phát triển giữa nông hộ và các bên liên quan, thúc đẩy kết nối, học hỏi, hợp tác nguồn lực
Tạo điển hình sản xuất và lan tỏa phương pháp thực hành để thúc đẩy hình thành cộng đồng nông nghiệp quy mô nhỏ dựa vào tài nguyên bản địa. Theo đó tài nguyên địa phương tối ưu hoá trong mô hình sản xuất tuần hoàn, khai thác bền vững và phục hồi hệ sinh thái.
Phát triển các dòng sản phẩm giá trị gia tăng (nông sản, thảo dược) từ tài nguyên bản địa, tạo giá trị gia tăng cho nông hộ sản xuất, người tiêu dùng và địa phương
Phát triển thị trường, phân phối sản phẩm cho nông hộ, và xây dựng thương hiệu nông sản thuận tự nhiên Abavina
Truyền thông và thúc đẩy nhân rộng mô hình cộng đồng nông nghiệp dựa vào tài nguyên bản địa
Đến nay, dự án đã đạt được những kết quả và tác động tích cực, góp phần nâng cao sinh kế, cải thiện môi trường và sức khỏe cho cộng đồng nông dân nữ ở tỉnh Hậu Giang và Cần Thơ.
Năng suất và chất lượng nông sản từ các hộ nông dân đã trải qua sự cải thiện đáng kể, điều này đã dẫn đến việc tăng thu nhập trung bình của họ lên tới 30%.
Nguồn: Abavina - Cộng đồng nông nghiệp Thuận Thiên
Ngoài ra, các hộ nông dân đã tích lũy kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững. Trong đó nông dân nữ đã có cơ hội tiếp cận thị trường và các dịch vụ hỗ trợ, đồng thời họ đã xây dựng được vị thế và tiếng nói trong cộng đồng. Qua đó,nhận thức về việc bảo vệ môi trường đã được nâng cao trong cộng đồng các hộ nông dân, từ đó môi trường và hệ sinh thái địa phương cũng có nhiều sự cải thiện đáng kể.
Xem thêm: Khóa học e-Learning cung cấp kiến thức kỹ năng cho người trẻ thực hành công việc tạo tác động xã hội bền vững. Và chờ đón khoá học online về ESG chuẩn bị ra mắt.
Các bạn tham gia vào group Sự Nghiệp Hạnh Phúc để cùng với DOC lan tỏa nhiều giá trị tốt đẹp, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau phát triển thật bền vững nhé
Nguồn: Abavina - Cộng đồng nông nghiệp Thuận Thiên
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, BDKH phản ánh sự thay đổi dài hạn về nhiệt độ và các hiện tượng thời tiết. Những thay đổi này là tự nhiên, nhưng kể từ những năm 1800, tác động của con người là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu, chủ yếu do đốt nhiên liệu hóa thạch (như than, dầu và khí đốt) tạo ra khí giữ nhiệt.
BDKH có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đối với môi trường, nền kinh tế và xã hội, bao gồm tăng mực nước biển, sự biến đổi của môi trường sống, tăng tần số của các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán và lũ lụt, và tác động đến năng suất nông nghiệp.
Nông nghiệp "thuận thiên" sử dụng các kỹ thuật canh tác thích ứng với BDKH, giúp người dân giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Điều này rất quan trọng đối với Đồng bằng sông Cửu Long, một vùng đất dễ bị tổn thương bởi thiên tai.
Lợi ích đầu tiên của nông nghiệp "thuận thiên" là cải thiện sức khỏe. Bằng cách sử dụng phương pháp canh tác an toàn và thân thiện với môi trường, giúp giữ lại các chất dinh dưỡng trong đất và bảo vệ sức khỏe của người dân. Sản phẩm nông nghiệp theo phương pháp này giàu dinh dưỡng, ít độc hại hơn sản phẩm truyền thống, nhờ vào việc sử dụng phân bón hữu cơ và biện pháp tự nhiên, hạn chế hóa chất và thuốc trừ sâu.
Lợi ích thứ hai là tăng cường sinh kế. Nông nghiệp "thuận thiên" tạo ra cơ hội việc làm và thúc đẩy sinh kế cho cộng đồng. Mô hình này thường sử dụng nhiều lao động hơn so với mô hình truyền thống, do sử dụng các phương pháp canh tác thủ công đòi hỏi nhiều nguồn nhân công.
Hơn nữa, mô hình này có thể tích hợp với du lịch sinh thái, tạo nguồn thu nhập bổ sung cho cộng đồng, nhờ vào cảnh quan đẹp và trải nghiệm du lịch hấp dẫn cho du khách.
Nguồn: Abavina - Cộng đồng nông nghiệp Thuận Thiên
"Nông nghiệp 'thuận thiên' mang đến lợi ích cho môi trường qua việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Sử dụng phương pháp canh tác bền vững giúp bảo vệ đất, nước, và rừng. Điều này cải thiện chất lượng đất, giảm ô nhiễm môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học, nhờ vào các biện pháp canh tác thân thiện với môi trường và duy trì cân bằng sinh thái.
Ngoài ra, nông nghiệp 'thuận thiên' cũng giúp giảm rủi ro từ thiên tai, bao gồm BDKH và xâm nhập mặn, thông qua việc áp dụng các kỹ thuật canh tác thích ứng với BDKH, giúp người dân giảm thiểu thiệt hại từ các sự kiện thiên tai."
Nguồn: Abavina - Cộng đồng nông nghiệp Thuận Thiên