Nhân dịp mùa tuyển sinh tôi có đôi lời nhắn nhủ đến tất cả học sinh trung học phổ thông vừa ra trường. Tôi biết các bạn đang háo hức chọn trường Đại học. Bạn có bao giờ tự hỏi mình “Học để làm gì?” chưa? Tôi nghĩ chắc bạn cũng có nghe câu trả lời từ ba, mẹ mình khi họ muốn bạn đi học hoặc theo đuổi một ngành nghề nào đó. Thế còn câu trả lời của riêng bạn là gì? Trong buổi học đầu tiên của lớp hóa đại cương cho sinh viên năm thứ nhất tôi thường hỏi học trò mình “Why are you here?” (Tại sao bạn ở đây?) và “What do you want from this class?” (Bạn muốn gì từ lớp này?). Câu hỏi “Học để làm gì?” có tính cách bao quát hơn.
Nhân dịp mùa tuyển sinh tôi có đôi lời nhắn nhủ đến tất cả học sinh trung học phổ thông vừa ra trường. Tôi biết các bạn đang háo hức chọn trường Đại học. Bạn có bao giờ tự hỏi mình “Học để làm gì?” chưa? Tôi nghĩ chắc bạn cũng có nghe câu trả lời từ ba, mẹ mình khi họ muốn bạn đi học hoặc theo đuổi một ngành nghề nào đó. Thế còn câu trả lời của riêng bạn là gì? Trong buổi học đầu tiên của lớp hóa đại cương cho sinh viên năm thứ nhất tôi thường hỏi học trò mình “Why are you here?” (Tại sao bạn ở đây?) và “What do you want from this class?” (Bạn muốn gì từ lớp này?). Câu hỏi “Học để làm gì?” có tính cách bao quát hơn.
Hiện nay, ngành Công nghệ thông tin đang là lựa chọn hot của đa số sinh viên khi tìm kiếm ngành học. Ngoài ra, ở Việt Nam, đây là một trong những ngành có khả năng tìm việc làm cao trong tương lai. Để có cái nhìn sâu hơn về ngành này, hãy cùng Đại Học Hoa Sen khám phá thêm những thông tin sau đây.
Thực tế, bên cạnh đam mê, yêu thích thì hầu hết mỗi ngành nghề đều có một số yếu tố nhất định phù hợp để theo đuổi và trụ vững trong nghề. Ngành công nghệ thông tin cũng vậy, sau đây là những môn học ngành công nghệ thông tin bạn cần học để có thể làm tốt trong lĩnh vực này.
Ngày nay, mạng internet đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối mọi khía cạnh của cuộc sống. Do đó ngành Mạng máy tính và Truyền thông dữ liệu đang phát triển mạnh mẽ. Đây là một lĩnh vực chuyên sâu tập trung vào nghiên cứu các nguyên lý cơ bản của mạng, thiết kế, xây dựng và quản lý hệ thống mạng, từ mạng nội bộ đến mạng diện rộng với kết nối toàn cầu. Học chuyên ngành này mở ra nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn, bao gồm:
Kỹ thuật mạng là một lĩnh vực đào tạo nhằm phát triển chuyên viên có kiến thức và kỹ năng trong việc thiết kế, đồng thời triển khai và quản lý các hệ thống mạng. Chuyên ngành này gồm nhiều khía cạnh quan trọng như cung cấp dịch vụ internet, đảm bảo an ninh mạng, thiết kế mạng và quản lý hệ thống mạng. Các chuyên viên kỹ thuật mạng thực hiện các nhiệm vụ như:
Kỹ thuật máy tính là một ngành lý tưởng cho những người đam mê phát triển cả phần cứng và phần mềm của máy tính. Kết hợp kiến thức về công nghệ thông tin và thiết bị điện tử, ngành này tập trung vào thiết kế mạch điện tử cho các hệ thống và sản phẩm điện tử. Theo đuổi ngành này bạn có thể trở thành:
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyên ngành quản lý thông tin (MIS – Management Information Systems) thường ít được chú ý hơn so với một số chuyên ngành khác. Tuy nhiên, MIS là một lĩnh vực rất quan trọng và ứng dụng trực tiếp vào hoạt động kinh doanh, liên quan mật thiết đến nhiều ngành kinh tế.
Nhiệm vụ của MIS chính là tổng hợp thông tin và dữ liệu theo nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt trong quá trình vận hành và sản xuất kinh doanh. Trong MIS, bạn có thể tham gia các vị trí công việc như:
Trí tuệ nhân tạo (AI) đại diện cho một trong những lĩnh vực khoa học hiện đại đầy tiềm năng. Kết hợp sâu sắc với các lĩnh vực công nghệ điện tử, AI nghiên cứu và phát triển sự thông minh và bộ não nhân tạo của robot. Nó còn liên quan đến lĩnh vực lập trình cho robot và thiết bị tự động hóa. Kỹ sư trí tuệ nhân tạo đảm nhiệm các nhiệm vụ sau::
Trí tuệ nhân tạo đang là một ngành mới và đầy tiềm năng, đặc biệt là trong bối cảnh thiếu nguồn nhân lực. Kỹ sư AI thường đảm nhận các vị trí như:
Ngành công nghệ thông tin là ngành học chuyên về việc áp dụng máy tính nghiên cứu, ứng dụng máy tính và phần mềm máy tính để thực hiện các quá trình như lưu trữ, chuyển đổi, xử lý, bảo vệ, truyền và thu thập thông tin.
Mục tiêu của ngành này là phát triển khả năng sửa chữa, sáng tạo và sử dụng các hệ thống thiết bị và máy tính trong đó có phần cứng và phần mềm. Mục tiêu là cung cấp các giải pháp xử lý thông tin cho cá nhân và tổ chức có nhu cầu.
Định nghĩa một cách đơn giản, sinh viên tốt nghiệp ngành này có kiến thức vững chắc về sử dụng các phần mềm, hệ thống máy tính, công cụ và hệ thống mạng Internet để phát triển các ứng dụng web, quản lý thông tin và vận hành các hệ thống công nghệ và mạng.
Trong quá trình học, sinh viên được trang bị kỹ năng để làm việc với các công nghệ mới, tham gia vào quá trình sáng tạo và giải quyết vấn đề thông qua ứng dụng của công nghệ thông tin. Đồng thời, họ cũng được đào tạo về quản lý dự án và làm việc nhóm để có thể làm việc tốt trong môi trường chuyên nghiệp và đa dạng của thị trường lao động hiện nay.
Tại Trường Đại học Hoa Sen, sinh viên được tạo điều kiện học tập trong một môi trường năng động và sáng tạo, được trang bị cơ sở vật chất hiện đại và trang thiết bị học tập đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Ngoài việc học các kiến thức trong chương trình, sinh viên còn được hướng dẫn bởi đội ngũ giáo viên có chuyên môn thông qua các môn học dự án, hoạt động nhóm và các hoạt động ngoại khóa, thể thao. Đặc biệt, sinh viên còn có cơ hội thực tập tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu, nhận lương trong quá trình học.
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại trường hội nhập với các trường đại học hàng đầu trên thế giới và áp dụng các phương pháp tiên tiến về Khoa học Máy tính và Công nghệ Thông tin, phản ánh xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0.
Chương trình Công nghệ thông tin tại trường Hoa Sen đạt chuẩn đánh giá ngoài AUN-QA (Tổ chức đảm bảo chất lượng của Mạng lưới các trường đại học ASEAN), cam kết đào tạo theo hướng ứng dụng và liên tục cập nhật công nghệ mới từ các đối tác như Microsoft, Apple, Google, Oracle.
Ngoài ra, đối tác doanh nghiệp của trường là các tập đoàn công nghệ đa quốc gia như Amazon, Google, Intel, Samsung. Sinh viên được học tập và thực tập tại các doanh nghiệp từ năm thứ 3, đảm bảo 100% có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Chương trình có nhiều hướng chuyên ngành đa dạng, tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Năm 2024, trường mở đào tạo thêm ngành mới Công nghệ thông tin Việt – Nhật.
Theo thống kê từ Báo cáo về thị trường Công nghệ thông tin (CNTT) của TopDev, nhu cầu nhân lực cho ngành CNTT tại Việt Nam liên tục tăng cao. Dự báo từ năm 2022 – 2024, Việt Nam dự kiến sẽ thiếu hụt khoảng 150.000 – 195.000 lập trình viên/kỹ sư hàng năm.
Sự đổ dồn đầu tư nước ngoài đã mở ra nhiều cơ hội cho thị trường lao động CNTT tại Việt Nam. Các công ty IT lớn trên thế giới và trong khu vực đang đổ về đây, tạo ra sự sôi động chưa từng có. Hoạt động tuyển dụng và xây dựng đội ngũ kỹ sư phát triển sản phẩm, dịch vụ đang được đẩy mạnh.
Mặc dù nguồn cung nhân lực trong ngành CNTT được chào đón với mức lương hấp dẫn, nhưng chỉ có 35% trong số 57.000 sinh viên chuyên ngành IT đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Sự thiếu hụt này phần lớn do chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Lĩnh vực ngành công nghệ thông tin đang là điểm nóng thực sự. Tổng thể, đây là một ngành rất hứa hẹn với tiềm năng phát triển trong tương lai và mức thu nhập hấp dẫn. Nếu bạn quan tâm đến các ngành nghề khác, cũng như thông tin về nơi đào tạo, cơ hội việc làm và các ngành học khác, Đại Học Hoa Sen sẽ tiếp tục cung cấp thông tin để bạn có thể khám phá thêm trong các bài viết tiếp theo.
Học công nghệ thông tin có khó không?
Học phí của ngành công nghệ thông tin?
Các chuyên ngành đào tạo trong ngành Công nghệ thông tin?
Công nghệ thông tin học trường nào tốt nhất hiện nay?
Ngành Công nghệ thông tin lấy bao nhiều điểm?
Thông qua đợt thực tập nhận thức này, tôi nhận thấy tầm quan trọng của người Thầy nói chung và Thầy Cô ở Nhật Ngữ Hoa Sen nói riêng trong sự nghiệp truyền tải kiến thức ngôn ngữ và văn hóa giữa Việt Nam - Nhật Bản. Họ là những người thợ xây cầu, kết nối cơ hội, trang bị kiến thức cho các bạn trẻ Việt Nam yêu thích tiếng Nhật và mong muốn làm việc tại Nhật. Nhờ những tâm huyết trong các bài giảng họ đã giúp học viên có năng lực tiếng Nhật cao, đóng góp phần nhỏ vào sự phát triển mối quan hệ Nhật - Việt.
Tôi nhận thấy để trở thành giáo viên tiếng Nhật cần kỹ năng giảng dạy, kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng tổ chức trò chơi, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và biết lắng nghe, tự tin, kiên nhẫn, khiêm tốn, giữ bình tĩnh……
Bản thân tôi đang và sẽ tiếp tục tự rèn luyện để cải thiện. Đây là bước tiến nhỏ của tôi nhưng lại là đòn bẩy cho sự phát triển bản thân trong tương lai.