Địa Chỉ Sở Công Thương Tỉnh Sơn La

Địa Chỉ Sở Công Thương Tỉnh Sơn La

Ngày 19/8/1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo các lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân cả nước tiến hành thắng lợi cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á và ngày 19/8/1945 cũng là ngày lực lượng Công an nhân dân Việt Nam ra đời. Trong cao trào cách mạng chung của cả nước, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đã khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi vào ngày 26/8/1945; cùng với sự ra đời của chính quyền cách mạng, ngày 10/10/1945, Ty Liêm phóng Sơn La – tổ chức đầu tiên của lực lượng Công an nhân dân Sơn La chính thức được thành lập.

Ngày 19/8/1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo các lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân cả nước tiến hành thắng lợi cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á và ngày 19/8/1945 cũng là ngày lực lượng Công an nhân dân Việt Nam ra đời. Trong cao trào cách mạng chung của cả nước, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đã khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi vào ngày 26/8/1945; cùng với sự ra đời của chính quyền cách mạng, ngày 10/10/1945, Ty Liêm phóng Sơn La – tổ chức đầu tiên của lực lượng Công an nhân dân Sơn La chính thức được thành lập.

Số điện thoại Công an tỉnh Sơn La là bao nhiêu?

Hiện nay tình hình xã hội ngày một phức tạp, số điện thoại công an tỉnh Sơn La là bao nhiêu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đặc biệt là các cá nhân, tổ chức, cơ quan đang sinh sống, làm việc tại tỉnh Sơn La. Khi có bất kì thắc mắc gì người dân có thể gọi đến số điện thoại công an tỉnh Sơn La 02123752333 để nhận được sự hỗ trợ từ cán bộ trực ban kịp thời giải đáp những vướng mắc cho bạn một cách nhanh chóng nhất. Công an Tỉnh Sơn La luôn bố trí đội ngũ Cán bộ, Chiến sĩ trực ban 24/24 để đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho người dân, cơ quan, tổ chức khi có vấn đề phát sinh.

Dịch vụ Luật sư của Luật Dương Gia tại Sơn La:

Luật Dương Gia là một công ty Luật, hoạt động theo Luật Luật sư, được Sở Tư pháp cấp phép hoạt động với ngành nghề chính là tư vấn pháp luật. Với 3 chi nhánh tại 3 miền trên toàn quốc, Luật Dương Gia luôn sẵn sàng tư vấn hỗ trợ mọi thắc mắc pháp lý của mọi quý khách hàng tại Sơn La nói riêng và toàn quốc nói chung.

Các dịch vụ pháp lý đa dạng Luật Dương Gia hiện đang cung cấp:

Vui lòng tham khảo thêm thông tin về dịch vụ tại đây: Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vụ việc tại Công an tỉnh Sơn La.

Các cách thức liên hệ làm việc với Công an tỉnh Sơn La:

Mục đích liên hệ với Công an tỉnh Sơn La:

Các cách thức liên hệ làm việc với Công an tỉnh Sơn La:

Tùy theo các mục đích làm việc mà người dân có thể liên hệ làm việc, giải quyết công việc với Công an tỉnh Sơn La theo các cách thức sau:

Hình ảnh vị trí trụ sở Công an tỉnh Sơn La trên Google Maps

Website Công an tỉnh Sơn La

Bạn có thể tham khảo thêm các thông tin về hoạt động của công an Sơn La tại địa chỉ Website: http://congan.sonla.gov.vn/

Bạn cần gửi thư điện tử qua Email cho công an Sơn La thì có thể gửi theo địa chỉ Email sau: [email protected]

Thời gian làm việc Công an tỉnh Sơn La

Bộ phận tiếp công dân của Công an Tỉnh Sơn La làm việc giờ hành chính các ngày trong tuần, trừ thứ 7, chủ nhật, nghỉ lễ, nghỉ tết. Người dân liên hệ làm việc trong khung giờ như sau:

Ngoài ra, Công an Tỉnh Sơn La luôn bố trí đội ngũ Cán bộ, Chiến sĩ trực ban 24/24 để đảm bảo hỗ trợ kịp thời cho người dân, cơ quan, tổ chức khi có vấn đề phát sinh.

Số điện thoại Công an tỉnh Sơn La giải quyết vấn đề gì?

Công an Tỉnh Sơn La là cơ quan chuyên trách, đảm bảo an ninh trật tự và giải quyết các vấn đề phát sinh trên địa bàn Thành phố/Thị xã/Huyện. Số điện thoại Công an Tỉnh Sơn La là nơi tiếp nhận, giải quyết các vấn đề cấp thiết của người dân một cách nhanh chóng, đảm bảo an toàn cho người dân, trật tự xã hội trên địa bàn như:

– Giải quyết vụ án hình sự theo triệu tập của công an tỉnh Sơn La

– Giải quyết các thủ tục hành chính tại công an tỉnh Sơn La

– Khiếu nại các quyết định không đúng của công an tỉnh Sơn La và các cơ quan trực thuộc.

– Thực hiện các công việc khác theo thẩm quyền của công an tỉnh Sơn La…

Thông tin liên hệ, địa chỉ, trụ sở và số điện thoại Công an Tỉnh Sơn La

Trên đây là một số thông tin về địa chỉ, trụ sở, số điện thoại Công an Tỉnh Sơn La để bạn đọc có thể tham khảo. Bạn muốn liên hệ tới Công an Tỉnh Sơn La có thể tham khảo những thông tin mà chúng tôi cung cập trên.

Thông tin liên hệ tổng đài cung cấp thông tin tổng hợp.

Tổng đài cung cấp thông tin tổng hợp ✅ travandon.com được đăng ký theo quy định pháp luật, chúng tôi có đội ngũ tổng đài viên hỗ trợ 24/7 giúp khách hàng tra cứu tìm kiếm thông tin theo yêu cầu bao gồm: số điện thoại liên hệ, số tổng đài tư vấn, địa chỉ, website, Email, Số Fax, số trung tâm cskh, hotline khiếu nại và giải đáp thắc mắc, hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật đất đai, hình sự, dân sự, lao động, xây dựng, hộ khẩu, doanh nghiệp, khiếu nại, tố cáo, thuế và các thủ tục hành chính  theo quy định pháp luật Việt Nam vì vậy bạn muốn được hỗ trợ thì có thể gọi cho chúng tôi.

Trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện có gần 90 di tích lịch sử - văn hoá, danh làm thắng cảnh, trong đó di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh có 53 di tích được xếp vào hạng Di tích cấp Quốc gia đặc biệt,  Di tích cấp Quốc gia, Di tích cấp tỉnh. Trong bản đồ này quý vị và các đồng chí sẽ được cung cấp các thông tin cơ bản, chỉ dẫn địa lý có chú giải về các di tích lịch sử được công nhận và xếp hạng trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau Cả, thuộc tổ 9, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Từ năm 1930 - 1945, thực dân Pháp đã giam giữ 14 đoàn tù chính trị, với tổng số 1.013 lượt tù nhân tại đây. Nhà tù Sơn La được xây dựng từ năm 1908, sau đó tiếp tục được mở rộng vào những năm 1930 - 1940. Tổng diện tích qua ba lần mở rộng là 2.184m2, gồm 3 hạng mục lớn: Nhà tù Sơn La, Nghĩa trang Liệt sỹ Nhà tù Sơn La và Cây đa bản Hẹo.

Nhà tù Sơn La. Ảnh: Bảo tàng tỉnh Sơn La

* Khu vực khởi nguyên xây dựng năm 1908: tổng diện tích hơn 1.200m2, quay hướng Nam, cửa ra vào rộng 2m, cao 3,25m, trên cổng chính có hàng chữ “Prison Provincial” (nhà tù tỉnh), bao gồm các hạng mục:

+ Bờ tường rào xung quanh và chòi canh gác: hệ thống tường rào cao 3,5m, dày 0,34m. Chòi canh gác ở hai góc phía Tây Nam và Đông Bắc, mỗi chòi có 2 tầng, tổng chiều cao 6,2m.

+ Phòng giam và các hạng mục bên trong: tổng diện tích mặt sàn mỗi phòng gần 50m2 đều có sàn nằm của tù nhân, xây bằng đá, láng xi măng cao 0,4m, rộng 2m, dài 12m dọc theo 2 bên tường.

+  Phòng canh gác ban đêm của binh lính: nằm ở giữa 2 phòng giam tù cấm cố, bờ tường xây bằng gạch, cao 6,8m, diện tích 21,12m2. Ngoài ra còn có: buồng giặt giũ, khu vệ sinh và phòng tắm rửa của tù nhân, phòng tạm giam, phòng canh gác và bàn giấy, phòng y tế tạo thành một dãy hàng ngang theo chiều Đông - Tây, dài 28m. Xà lim cá nhân và nhà bếp, có 4 xà lim cá nhân ở 2 đầu (mỗi đầu 2 xà lim), ở giữa là nhà bếp, tạo thành một dãy chạy dọc theo chiều Bắc - Nam, chiều dài 15m.

*  Khu vực được mở rộng từ năm 1930 – 1940: căn cứ vào bản vẽ mặt bằng năm 1937 (tài liệu lưu tại Bảo tàng Sơn La) cho thấy, từ Nhà tù Sơn La ban đầu (1908) hình vuông, sau khi được mở rộng (từ năm 1930 - 1940), có hình thang vuông, mặt quay về hướng Đông. Tổng diện tích sau khi mở rộng là 2.184m2, gồm các hạng mục: cổng chính và tường rào bao quanh; hệ thống chòi canh gác; hệ thống phòng phạt giam trên mặt, dưới lòng đất; khu sân chung nhà tù.

+ Cổng chính và tường rào bao quanh: cổng xây bằng gạch, chiều cao 3,5m, tường dày 0,45m, mái cuốn gạch vòm. Tường rào xây bằng đá hộc lẫn gạch vồ rất kiên cố, chiều cao 4,5m, dày 0,4 - 0,5m. Do hậu quả của chiến tranh, 4 bức tường bao quanh Nhà tù bị đổ nát, chỉ còn phần móng. Từ năm 1990 - 1993, các bức tường này được khai quật, phát lộ và tiến hành phục chế.

+ Hệ thống chòi canh gác gồm: chòi canh Đông Bắc, 2 tầng, cao 6,2m. Năm 2006, được phục chế lại, tường xây gạch dày 0,4m, cao 6,2m, diện tích 6,75m2. Chòi canh Tây Nam 2 tầng, cao 6,2m, diện tích 6,7m2. Năm 1989, được phục chế gồm 2 tầng, cao 6,5m. Chòi canh Đông Nam 2 tầng, cao 7m, diện tích khoảng 32m2, chia đôi thành 2 ngăn dùng làm nhà kho của trại lính khố xanh, tầng trên là tháp canh. Chòi canh Trung tâm xây dựng trên vị trí của cổng ra vào sân chung và nhà bàn giấy cũ (năm 1908), gồm 2 tầng, cao hơn 7m. Sau khi được phục chế năm 2006, nhà bàn giấy và chòi canh gồm có 3 gian như cũ, diện tích 73,2m2, tường xây bằng gạch dày 0,4m, tổng chiều cao 8m.

+ Hệ thống phòng phạt giam trên mặt, dưới lòng đất: khi mở rộng nhà tù năm 1930, các công trình của khu nhà trước đây hầu hết được cải tạo lại và mở rộng thành các trại giam mới, bao gồm các hạng mục: trại ba gian, trại lớn mới, dãy xà lim ngầm dưới lòng đất, nhà bếp, kho xép, trại hai gian, nhà xưởng (phía Bắc và phía Nam), dãy nhà kho, xà lim cá nhân trên mặt đất, khu trại giam chéo hình tam giác, trại giam mở rộng năm 1940.

Ảnh 2. Mô hình toàn cảnh nhà tù

* Khu sân chung nhà tù: có hình chữ nhật, chiều dài 17,34m, chiều rộng 14,72m, diện tích 225,2m2. Năm 1930, diện tích khu sân chung còn lại hơn 200m2, bao gồm bể nước ngầm sâu dưới lòng đất 3,1m, mặt bể có chiều dài 8m, rộng 7m, chiều cao thành 3m, dung tích 168m3.

* Ngoài ra, còn có các công trình phụ cận như:

+ Khu vực Trại lính khố xanh: bao gồm nhiều hạng mục: tường rào xung quanh, nhà giám binh, chòi canh Tây Nam, nhà ba gian trên hầm bể nước ngầm.

+  Khu nhà Giám ngục: nằm cách khu nhà ngục khoảng 6m về phía Bắc, do hậu quả của chiến tranh, công trình này bị đổ sập hoàn toàn. Tháng 9/2004, vết tích còn lại của khu nhà Giám ngục gồm nền móng, lô cốt phía sau đã được khai quật, phát lộ. Mái lô cốt phía sau nhà Giám ngục đã bị sập, bờ tường của lô cốt và 05 lỗ châu mai trên đó đến nay vẫn còn nguyên hiện trạng.

+ Tàu ngựa: là nơi thực dân Pháp nuôi ngựa để phục vụ cho nhu cầu đi lại hàng ngày của Giám ngục, cai ngục, có diện tích khoảng 126m2.

+ Tòa Công sứ: nằm cách khu nhà tù 150m về phía Nam, có diện tích 420m2, gồm 16 phòng. Trải qua hai lần bị ném bom của Thực dân Pháp (1952) và Đế quốc Mỹ (1965), tòa Công sứ đã bị phá hủy hoàn toàn. Địa điểm này là trụ sở làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đến năm 2020.

Di tích lịch sử Nhà tù Sơn La đang lưu giữ và trưng bày 48 tư liệu, hiện vật tại Bảo tàng tỉnh Sơn La. Nhà tù Sơn La là một bằng chứng vật chất có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, minh chứng điển hình về tội ác tàn bạo của chế độ thực dân cũ đối với nhân dân Việt Nam, đồng thời, khẳng định chủ nghĩa yêu nước chân chính, ý chí bất khuất của dân tộc Việt Nam. Nhà tù Sơn La trở thành địa chỉ đỏ trong công tác giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần yêu nước cho nhân dân, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập và nghiên cứu...

Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích lịch sử Nhà tù Sơn La (thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) đã được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt (theo Quyết định số 2408/QĐ-TTg ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ).

2. Nghĩa trang liệt sỹ Nhà tù Sơn La

Nghĩa trang này còn gọi là Nghĩa địa Gốc Ổi, cách Nhà tù Sơn La khoảng 400m. Trải qua nhiều lần tu bổ, tôn tạo, nghĩa trang được quy hoạch trên diện tích 42.860m2, gồm các hạng mục: sân, nhà quản trang, cổng, vườn cây, tượng đài, nhà bia, các phần mộ. Nghĩa trang có các phần mộ chí được thiết kế bao quanh đài tưởng niệm. Mộ đồng chí Tô Hiệu đặt tại vị trí trung tâm. Nhà bia ghi danh sách 61 liệt sỹ, cao 3,6m, rộng 3,4m, dài 4,3m, mái bê tông có chạm khắc hoa văn.

Nghĩa trang Gốc ổi. Ảnh Bảo tàng tỉnh Sơn La

Đây là nơi liên lạc bí mật của chi bộ nhà tù Sơn La với Trung ương Đảng và các cơ sở cách mạng bên ngoài nhà tù, thuộc tổ 2, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La. Cây đa bản Hẹo mọc tự nhiên ở lưng chừng đồi, cao khoảng 25m, có kích thước lớn, đường kính chỗ rộng nhất lên tới 10m.

Năm 1904, toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuyển tỉnh lị Vạn Bú về Sơn La và đổi tên tỉnh Vạn Bú thành tỉnh Sơn La. Đồi Khau Cả được chính quyền thực dân Pháp lựa chọn để xây dựng các cơ quan hành chính, y tế, quân sự quan trọng. Đặc biệt gia đình công sứ Sơn La và các công chức của bộ máy cai trị tỉnh Sơn La cũng ở tại đây, do đó không chỉ vấn đề xây dựng cơ sở, nhà công vụ được quan tâm mà vấn đề đảm bảo điều kiện sinh hoạt tốt nhất cho công chức rất được chú trọng. Trong đó vấn đề cấp thiết là việc tìm nguồn nước cung cấp cho đồi Khau Cả do Phòng Công chính Bắc Kỳ đảm nhận với yêu cầu nguồn nước phải gần với khu công sở để chi phí lắp đặt hệ thống dẫn nước ở mức thấp nhất.

Tại khu vực tỉnh lỵ mới, có suối Nặm La nằm ngay dưới chân đồi Khau Cả, Hội đồng Y tế tỉnh Sơn La đã tiến hành khảo sát và thấy rằng nước suối bị nhiễm carbon sunfua cùng với tập quán địa phương chăn nuôi thả gia súc, gia cầm, nước không đảm bảo vệ sinh, không thể sử dụng trực tiếp nên đã đề nghị phòng Công chính đào đất sâu xuống 2 hoặc 3 m để tìm nguồn nước và ở đó xây dựng một bể chứa hoặc một đường ống dẫn nước bằng xi măng. Đây là cách duy nhất để tránh tình trạng nước bị ô nhiễm. Bác sỹ Cecconi phụ trách Hội đồng Y tế tỉnh đã đốc thúc Công sứ Sơn La, ngày 03/10/1907 gửi công văn gửi Thống sứ Bắc Kỳ đề đạt nguyện vọng xây dựng các bể xử lý carbon sunfua ở trạm quân y, đường ống dẫn nước cho các công trình đang xây dựng và đề nghị có phương án xây dựng nhà tắm cho tù nhân trong nhà tù Sơn La.

Khu Công chính Bắc Kỳ đã khẩn trương khảo sát các khu vực lân cận chân đồi Khau Cả và nhận được kết quả khả quan: Mạch nước tại bản Nà Coóng cách tòa công sứ một cây số được đánh giá có trữ lượng nước ổn định quanh năm, chỉ cần khoan sâu 4-5 m đã có mạch nước rất mạnh. Vì vậy, tại đây Công sứ Sơn La đã khẩn trương cho đào giếng, xây be bằng gạch , phía trên thành giếng xây tháp cao 6m để đặt bể lọc.

Đồng thời trên đỉnh đồi Khau Cả cũng xây một tháp nước 50m³, một bể tích trữ nước sạch cho toàn khu công sở  và thiết kế một hệ thống ống dẫn nước bằng xi măng trát đất sét để dẫn nước từ giếng lên tháp nước trên đồi. Với độ cao của đồi Khau Cả là 62,5m, dự toán kinh phí lên đến 8.000đ Đông Dương, có lẽ hệ thống dẫn nước không thực hiện được và tù nhân Nhà tù Sơn La phải dùng xe kéo tay chở nước hoặc gánh nước lên đồi Khau Cả phục vụ tòa Công sứ, gia đình các công chức, trại Giám binh, khu công chức, trạm y tế của thực dân Pháp.

Nước giếng chỉ phục vụ cho bộ máy cai trị của thực dân Pháp nhưng cũng chỉ đủ để ăn uống còn các nhu cầu khác phải sử dụng nước suối. Công việc lấy nước (kể cả nước giếng và nước suối) cai ngục nhà tù Sơn La giao cho đội tù nhân có khoảng 5 đến 7 người, dùng xe kéo tay chở được hai thùng phuy nước cùng nhau đẩy ngược dốc lên đồi Khau Cả, mỗi người chịu mức khoán 7 xe nước một ngày. Đây là công việc lao động khổ sai nặng nhọc và anh em hiểu rằng bọn thực dân và tay sai luôn tìm cách bắt bớ, đày đọa tù nhân.

5. Khu di tích cách mạng Việt – Lào

Khu di tích cách mạng Việt – Lào nằm tại bản Lao Khô, xã Phiêng Khoài, huyện Yên  Châu, tỉnh Sơn La.  Đến khu di tích lịch sử cách mạng Việt - Lào có thể đi theo hai hướng sau: Từ trung tâm huyện Yên Châu theo quốc lộ 6 khoảng 7km hướng Hà Nội - Sơn La rẽ trái theo tỉnh lộ 103 vào xã Phiêng Khoài 34km. Từ trung tâm xã Phiêng Khoài vào bản Lao Khô 13km. Từ trung tâm thành phố Sơn La đi Hà Nội đến ngã ba Cò Nòi (Mai Sơn) rẽ phải theo đường tỉnh lộ 103 đi xã Phiêng Khoài 40km. Từ trung tâm xã Phiêng Khoài vào bản Lao Khô 13km. Đường đến thuận lợi, đi được bằng mọi phương tiện giao thông đường đường bộ.

Cách đây hơn 70 năm, tại đây, cố Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Ban xung phong Lào-Bắc đã hoạt động cách mạng dưới sự giúp đỡ, cưu mang của gia đình cụ Tráng Lao Khô và nhân dân bản Phiêng Sa trong thời gian từ năm 1948-1951. Đến năm 1962, bản Phiêng Sa được đổi tên là bản Lao Khô để ghi nhớ công lao của cụ Tráng Lao Khô với cách mạng. Bản Lao Khô được lấy tên của cụ Tráng Lao Khô, dân tộc Mông (1890 - 1990) đặt cho bản Phiêng Sa từ năm 1962. Bởi cụ Tráng Láo Khô và nhân dân bản Phiêng Sa đã có nhiều công lao trong việc giúp đỡ và nuôi giấu đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi hản, Ban xung phong Lào - Bắc và trở thành căn cứ cách mạng của cách mạng Việt - Lào.

Khu Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam-Lào. Ảnh st

Với giá trị quốc tế, lịch sử nổi bật của cách mạng hai nước Việt Nam-Lào, ngày 3/4/2012, Di tích lịch sử cách mạng Việt Nam-Lào tại bản Lao Khô đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia. Sau đó, UBND tỉnh Sơn La tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam-Lào trên diện tích gần 50ha. Khu di tích được tôn tạo bao gồm các hạng mục chính: Đài hoa hữu nghị - Đài biểu tượng hữu nghị Việt Nam-Lào; Nhà lưu niệm về tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam-Lào; Các hạng mục phụ trợ gồm Nhà tiếp đón, sân lễ hội và giáo dục truyền thống; Khu nền nhà cũ của gia đình ông Tráng Lao Khô và các lán trại của Ban xung phong Lào-Bắc thời kỳ 1948-1951.

Ngày 29/8/2022, tại lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Lào, 45 năm Ngày ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào, di tích đã đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Khu di tích lịch sử cách mạng Việt Nam-Lào.

Di tích lịch sử văn bia “Quế Lâm ngự chế” là nơi ghi dấu chiến công của vị Vua trẻ hùng tài, đại lược Lê Thái Tông đã hai lần lên miền sơn cước dẹp quân phản loạn giữ bình yên cho bờ cõi giang sơn. Trên đường về Vua cùng quân sỹ nghỉ chân tại động La ( địa phương còn gọi là hang Thẩm Ké, hang trai già ). Thấy nơi đây cảnh đẹp, tâm hồn phấn chấn nhà vua đã cảm hứng ứng tác bài thơ mang nhan đề : “Quế Lâm ngự chế” khắc lên vách đá thẳng đứng trên cửa động bằng chữ Hán và tạm dịch:

Đường xá khó khăn đừng cậy hiểm

Dân xa được hưởng tấm lòng nhân”

Từ cửa hang đi theo hướng tay phải chừng 200m, ta sẽ tới Đền Vua Lê Thái Tông. Ngôi đền được phát hiện năm 1965 và được bộ Văn hoá thông tin xếp hạng quốc gia năm 1994, được khởi công xây dựng vào tháng 9/2001 và khánh thành vào ngày 22/1/2003 để ghi nhớ công đức của Vua Lê Thái Tông. Đền được xây dựng trên diện tích 800m2 bao gồm cổng tam quan, sân đền, nhà tả hữu mạc, tòa đại bái và hậu cung.

2. Khu di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi

Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi với tổng diện tích tự nhiên 9.433 ha, 40 bản tiểu khu, 19 nghìn hộ dân của ba dân tộc Kinh, Thái, Mông chung sống đoàn kết. Bước vào thời kỳ đổi mới, Cò Nòi là địa phương đi đầu toàn tỉnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Từ một địa phương nghèo gặp nhiều khó khăn đã biết khai thác tiềm năng đất đai, phát triển kinh tế hàng hóa, từng bước xóa đói, giảm nghèo.

Ngã ba Cò Nòi là một địa danh lịch sử, một mốc son chói lọi khắc ghi một thời kỳ chiến đấu oanh liệt của lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam trong cuộc kháng chiến thần thánh chín năm chống thực dân Pháp.

Tượng đài TNXP tại Ngã ba Cò Nòi. Ảnh Huyện đoàn Mai Sơn

Ngày 5/5/2017, đúng vào dịp kỷ niệm 63 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, tại TP Sơn La, Tỉnh ủy Sơn La phối hợp T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo “Ngã ba Cò Nòi Anh hùng - Tầm vóc và giá trị lịch sử”.  Tại ngã ba Cò Nòi, từ tháng 3-1954 đến khi kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ, không ngày nào im tiếng bom đạn. Có những ngày cao điểm, địch ném xuống đây tới 300 quả bom. Đất đá bị cày xới, không còn một cành cây, ngọn cỏ, thế mà cứ sau mỗi trận bom chỉ ba đến bốn giờ, bằng bàn tay, khối óc, ý chí quyết thắng của TNXP, con đường lại hiện ra, nối hậu phương với tiền tuyến.

Để tưởng nhớ, tri ân, tôn vinh công lao to lớn của các Anh hùng liệt sĩ và lực lượng TNXP hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tháng 4-2000, tỉnh Sơn La đã khởi công xây dựng Đài tưởng niệm liệt sĩ TNXP, tại Ngã ba Cò Nòi, huyện Mai Sơn. Năm 2004, Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia. Năm 2020, khu di tích được trùng tu, tôn tạo, nâng cấp làm 3 giai đoạn.

Ngày 14-7, tỉnh Sơn La đã Khánh thành Khu tưởng niệm tâm linh Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi, huyện Mai Sơn giai đoạn 1 đến nay đã đưa vào các hạng mục công trình: Nhà tưởng niệm, bia ghi công và một số hạng mục khác. Hiện dự án đang được tiếp tục triển khai thực hiện, giai đoạn 2.

Khánh thành Khu tưởng niệm tâm linh Ngã ba Cò Nòi. Ảnh Hoàng Quyên

3. Khu di tích lịch sử Đồn Mộc Lỵ

Đồn Mộc Lỵ nằm trên đường đi Thác Dải Yếm và cửa khẩu Pa Háng (Lóng Sập) sang Lào. Từ quốc lộ 6 rẽ vào chỉ mất chừng gần 1km, đồn nằm bên tay trái. Giữa một khoảng sân rộng, tấm bia lịch sử Đồn Mộc Lỵ nằm trang trọng ghi lại chiến công oanh liệt của bộ đội ta.

Nhìn lên trên, một đài tưởng niệm ghi danh 53 liệt sỹ đã ngã xuống để dành lấy ngã ba huyết mạch này. Đi dần lên cao, những bậc thang dẫn qua những lô cốt bê tông đã xanh rêu nhưng còn nguyên vẹn. Theo lịch sử ghi lại, Đồn Mộc Lỵ được thực dân Pháp xây dựng năm 1951. Phía ngoài đồn được bao bọc bởi 4 hàng rào thép gai chằng chịt. Ngoài khu đường chính địch còn xây dựng thêm 2 khu tháp canh. Toàn bộ hệ thống gồm 6 lô cốt được xây cất theo quanh chân núi: phía Tây một lô cốt; Phía Bắc hướng ra ngã ba là hai lô cốt; phía Đông hai lô cốt hướng ra đường từ Hà Nội lên Sơn La; lô cốt trung tâm chỉ huy ở trên đỉnh núi.

Riêng lô cốt hướng Tây hiện nay còn khá nguyên vẹn, lô cốt được thiết kế phía bên trong được lợi dụng vào vách đá tự nhiên. Phía bên ngoài được xây dựng bằng đá; Lô cốt phía Bắc và phía Đông được xây dựng độc lập, lô cốt có hình tròn với diện tích 25m2. Được xây dựng bằng đá hộc, phía trên đổ bằng bê tông cốt thép; Tường lô cốt tất cả thiết kế như nhau. Dày 0,50m, có lỗ châu mai.Tất cả các lô cốt này đều có giao thông hào ăn thẳng với lô cốt chỉ huy phía trên đỉnh núi. Ngày 24 tháng 1 năm 1998, Đồn Mộc Lỵ đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Ngày nay, Đồn Mộc Lỵ không chỉ là nơi tham quan, ôn lại lịch sử hào hùng của cha anh ta mà còn là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, giáo dục các thế hệ trẻ cùng nhau gìn giữ bảo vệ và xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp hơn.

4. Di tích Trung đoàn 52 Tây Tiến

Ngay sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi, toàn Đảng toàn dân và toàn quân ta tập trung lực lượng vào nhiệm vụ củng cố chính quyền, xây dựng bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân. Ngày 27/2/1947 Trung đoàn Tây Tiến được thành lập. Trung đoàn trưởng là đồng chí Chu Đốc, Chính ủy là đồng chí Hùng Thanh, “Đội vũ trang trinh sát miền Tây” là nòng cốt của trung đoàn.

Trong những năm tháng xây dựng lực lượng, tham gia cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Trung đoàn 52 Tây Tiến đã lập nên những kỳ tích, góp phần vào thắng lợi chung của Cách mạng Việt Nam và làm tròn nhiệm vụ quốc tế cao cả với cách mạng Lào.Với thành tích xuất sắc đó, Trung đoàn 52 Sư đoàn 320 Quân đoàn 3 đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận và tặng thưởng danh hiệu cao quý “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Để mãi ghi lại hình ảnh, những đóng góp của Trung đoàn 52 Tây Tiến và thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của nhân dân các dân tộc tỉnh Sơn La đối với các thế hệ cha anh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập đơn vị, di tích lưu niệm Tây Tiến tại tiểu khu 12 thị trấn Mộc Châu được khởi công xây dựng tháng vào tháng 2 năm 2006, khánh thành vào tháng 9 năm 2006.

Năm 2014, di tích đã được UBND tỉnh Sơn La xếp hạng di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, nằm trong quần thể khu du lịch Quốc gia Mộc Châu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2050/QĐ-TTg ngày 24/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2017, di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Di tích lưu niệm Trung đoàn Tây Tiến là công trình văn hóa lịch sử tiêu biểu nằm trong quy hoạch tổng thể khu du lịch Quốc Gia Mộc Châu, góp phần phát triển kinh tế du lịch của Mộc châu; nơi đây đã, đang và sẽ là địa chỉ đỏ nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau; là điểm đến không thể thiếu trong hành trình về thăm Tây Bắc của các cựu chiến binh và du khách gần xa.

Đèo Chẹn dài hơn 20 km trên quốc lộ 37, thuộc xã Hua Nhàn, kết nối hai huyện Bắc Yên và Mai Sơn. Đèo Chẹn là di tích lịch sử trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, là điểm nút giao thông quan trọng nối giữa quốc lộ 13 (nay là quốc lộ 37) với quốc lộ 41 (nay là quốc lộ 6).

Đây là nơi ghi dấu tinh thần bất khuất của hàng nghìn bộ đội, thanh niên xung phong, công nhân giao thông để mở đường, bảo vệ tuyến đường huyết mạch, đảm bảo việc vận chuyển vũ khí, lương thực, thuốc men chi viện cho bộ đội, góp phần to lớn vào thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Với giá trị lịch sử to lớn, Đèo Chẹn được xếp hạng là di tích lịch sử Quốc gia theo Quyết định số 3089/QĐ-BVHTTDL ngày 27/10/2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

6. Đèo Pha Đin – Phổng Lái, Thuận Châu

Di tích Đèo Phạ Đin thuộc xã Phổng Lái, nằm trên quốc lộ 6, dài 30 km, tiếp giáp theo hướng đông - tây giữa tỉnh Sơn La và tỉnh Điện Biên. Điểm cao nhất trên đèo là 1.648m so với mực nước biển.

Đèo Phạ Đin là di tích lịch sử trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, là tuyến đường giao thông huyết mạch bị thực dân Pháp đánh phá ác liệt, nhằm ngăn chặn quân ta vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược chi viện cho bộ đội tại chiến dịch Điện Biên Phủ. Đã có hàng ngàn bộ đội, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến anh dũng hy sinh trong quá trình phá đá mở đường, thông tuyến, chi viện cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Với giá trị lịch sử to lớn, Đèo Phạ Đin được xếp hạng là di tích lịch sử Quốc gia theo Quyết định số 3087/QĐ-BVHTTDL ngày 27/10/2020 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Di tích thuộc bản Nà Khái, xã Sặp Vạt, huyên Yên Châu, tỉnh Sơn La. Từ huyện lỵ Yên Châu xuôi về Hà Nội, cách huyện lỵ Yên Châu là 2,5 km về phía tay phải là di tích Cầu sắt Yên Châu. Từ di tích cầu sắt Yên Châu, ta rẽ phải về hướng Tây và đi lên khoảng 1 km là tới di tích "Đồi phòng không", nơi trận địa pháo cao xạ bảo vệ cầu sắt Yên Châu.

Cầu sắt Yên Châu là cây cầu trọng điểm trên quốc lộ 6A, con đường quốc lộ duy nhất đi qua địa phận huyện Yên Châu, với địa hình một bên là núi cao, một bên là vực sâu cho nên Đế quốc Mỹ đánh phá ác liệt chiếc cầu này dể cắt dứt đường giao thông trôn quốc lộ 6A với mục đích chia cắt viện trợ giữa Trung ương với vùng Tây Bắc và chiến trường phía Bắc Lào.

Trong suốt thời kỳ chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ xâm lược, cây cầu nhỏ bé này phải chịu 270 trận oanh kích với 3100 quả bom. Mặc dù địch tập trung đánh phá, cùng với mưa lũ ác liệt, nhưng mạch máu giao thông vẫn dược giữ vững. Ở đây một cây cẩu bị phá thì 2-3 cây cầu khác mọc lên, một đoạn dường bị đứt thì có một đoạn đường mới xuất hiên với phương châm: "Xe chưa đi thì cột nhà không tiếc". Nhiều người dân đã đem theo tre, gỗ, cột làm nhà để phục vụ việc đảm bảo giao thông.

2.  Đền thờ Bác Hồ - Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu

Sau ngày hòa bình lập lại Bác đã nhiều lần gửi thư thăm hỏi đồng bào Sơn La, khuyên dặn đồng bào phải đoàn kết, chặt chẽ, thường xuyên giúp đỡ bội đội, Công an chống mọi âm mưu của địch, thư nào Bác viết cũng không quên gửi lời thăm hỏi tới các cụ phụ lão, các cháu thiếu niên nhi đồng. Trong các hội nghị có cán bộ dân tộc về dự Bác luôn đành thời gian gặp gỡ trò chuyện hỏi thăm đồng bào. Đáp lại tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của Bác, nhân dân các dân tộc Sơn La đoàn kết, chung xây quê hương và bảo vệ vững chắc vùng đất phía Tây Tổ quốc.

Năm 1959 là năm lịch sử đáng ghi nhớ đối với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu. Nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu phái đoàn Chính phủ lên thăm Tây Bắc. Điều đặc biệt vinh dự đến với nhân dân các dân tộc Yên Châu là được đón Bác và phái đoàn lên thăm. Sáng ngày 8-5-1959 tại sân bản Khoóng (xã Chiềng An) cuộc mít tinh lớn đón Bác và phái đoàn diễn ra , hơn 2000 cán bộ, bộ đọi và đồng bào các dân tộc ở quanh huyện lỵ thay mặt cho tất cả đồng bào trong huyện đã mặc những bộ quần áo đẹp nhất để đi đón Bác. Niềm hạnh phúc lớn lao và giây phút thiêng liêng ấy đã đến. Rừng người, rừng cờ sôi động hẳn lên khi Bác xuất hiện trên lễ đài. Những tràng vỗ tay vang lên không ngớt, Bác giơ tay vẫy chào mọi người, cả rừng người lặng đi trong tiếng nói ấm áp, ân tình của Người. Bác ân cần hỏi thăm sức khỏe của cán bộ và chiến sỹ nhân dân các dân tộc trong châu. Bác khen: Đảng, Chính phủ và Bác rất vui lòng khen ngợi đồng bào châu nhà trong kháng chiến đã tổ chức đánh Tây rất tốt, đã giúp bộ đội, cán bộ đánh Tây. Thế là tốt.

Ảnh. Bác Hồ nói chuyện với nhân dân các dân tộc huyện Yên Châu

Hình ảnh và những lời dặn dò và sự chỉ bảo ân cần của người mãi còn in đậm trong lòng Đảng viên và nhân dân các dân tộc Yên Châu, là người cổ vũ lớn lao động viên Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc vượt qua khó khăn thử thách, thực hiện triệt để chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ đưa châu nhà vững mạnh.

Cầu Tà Vài, thuộc bản Tà Vài, xã Chiềng Hặc, huyện Yên Châu là di tích lịch sử nổi tiếng của tỉnh. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp cây cầu không chỉ mang ý nghĩa dân sinh mà còn là di tích lịch sử. Bản Tà Vài nơi có cây cầu với 46 trận đánh phá ác liệt và phải hứng chịu 1.272 quả bom của máy bay Mỹ nhằm cắt đứt huyết mạch Quốc lộ 6. Nhưng cây cầu vẫn đứng vững, đảm bảo giao thông thông suốt. Hiện nay cầu Tà Vài đã trở thành di tích lịch sử nằm ngay cạnh quốc lộ 6.

Năm 1965, giặc Mỹ đã dùng không quân, biệt kích điên cuồng phá hoại miền Bắc nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với đồng bào miền Nam. Cây cầu Tà Vài ngày đó là trọng điểm mà giặc Mỹ bắn phá, ngày 20-6-1965, máy bay Mỹ đã ném 6 quả bom xuống bản Khâu Đay (Chiềng Hặc, Yên Châu) và 20 quả rốc két xuống cầu Tà Vài. Bắt đầu từ đây, các loại máy bay Mỹ liên tục bắn phá Yên Châu, nhưng do có sự chuẩn bị tốt các phương án đối phó với chiến tranh phá hoại của Mỹ nên Yên Châu bước vào cuộc chiến mà không bị bất ngờ. Lúc này cây cầu Tà Vài trở thành nơi giao tranh quyết liệt giữa ta và địch. Với quyết tâm bảo đảm mạch máu giao thông thông suốt trong mọi tình huống, quyết bám trụ tại trọng điểm giao thông cầu Tà Vài, lực lượng dân quân tự vệ cùng các đơn vị lực lượng vũ trang đã luôn bám mặt đường và cầu để đảm bảo cho xe thông tuyến. Tại đây, từ tháng 3 đến 12-1966 ta đã bố trí Tiểu đoàn 14 pháo cao xạ để bảo vệ cầu Tà Vài, trong đó Đại đội 3 gồm 2 khẩu đội pháo 37 ly được bố trí trận địa khu vực đồi bản Tát, giáp cầu Tài Vài, Đại đội 2 gồm 4 khẩu 37 ly được bố trí liên hoàn ở phía Tây cầu Tà Vài. Ngoài hai trận địa chính với phản lực là pháo 37 ly, còn một trận địa phụ gồm 1 đại đội 12,7 ly được bố trí ở địa hình thấp hơn cũng ở gần cầu Tà Vài. Để bố trí được trận địa như vậy, nhân dân bản Tà Vài đã cùng bộ đội đào công sự làm đường vòng quanh sườn đồi để kéo pháo lên. Mỗi khẩu pháo 37 ly phải huy động 200 người mới kéo được.

Để động viên tinh thần và giúp đỡ bộ đội chiến đấu, nhân dân bản Tà Vài vừa hăng hái tham gia chiến đấu, vừa sản xuất lúa gạo để đóng góp cho tiền tuyến. Trong những năm tháng đó, nhân dân Tà Vài đã cùng với các bản khác trong xã Chiềng Hặc đóng góp gần 9 tấn rau, 500kg gia cầm, hàng tấn lương thực… Ngoài ra, đội văn nghệ của xã còn đến tận trận địa phục vụ bộ đội và dân quân. Nhiều lần phải di chuyển trận địa, nhân dân đã cùng bộ đội lấy dây rừng bện lại để kéo pháo; lấy tre, nứa làm lán cho bộ đội và giúp bộ đội đào trên 3.000 mét hầm trú ẩn trên trận địa với quyết tâm bảo vệ huyết mạch giao thông cho chiến trường. Địch phá hỏng cầu, đường, nhưng tinh thần của quân và dân ở đây không hề nao núng, mặc cho bom đạn gào thét vẫn hăng hái sửa đường cho xe qua, với phong trào thi đua “Tiếng hát át tiếng bom” và “Địch phá, ta sửa ta đi. Địch phá ta cứ đi”.

Ngày 8-12-1966, địch tổ chức 3 tốp máy bay thả bom trên đồi nơi có trận địa pháo phòng không và bắn phá cầu Tà Vài, lúc này 2 nhịp cầu đã bị trúng bom và rơi xuống suối, giao thông đường 6 bị cắt đứt. Do cầu ở vị trí hiểm trở, suối rộng, nước sâu, hơn nữa giặc lại đánh cả ngày lẫn đêm nên rất khó làm lại cầu. Trước tình hình đó, đơn vị bảo vệ cầu quyết định làm đường tránh và đường ngầm để đảm bảo giao thông bằng mọi giá. Đường ngầm cầu Tà Vài được quân và dân làm cách chân cầu khoảng 1km về phía hạ lưu, nhưng giặc vẫn phát hiện và tiếp tục bắn phá. Với tinh thần chiến đấu dũng cảm, các đơn vị bộ đội và dân quân tự vệ đã bảo đảm tốt mạch máu giao thông. Phát huy truyền thống chiến đấu ngoan cường, tinh thần đoàn kết một lòng, nhân dân bản Tà Vài với khí thế sục sôi căm thù quân xâm lược, biến thành hành động cách mạng trong chiến đấu và sản xuất, góp phần xuất sắc vào thành tích đánh bại âm mưu mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ. Tại trận địa cầu Tà Vài, quân và dân Yên Châu đã bắn rơi 2 máy bay F105 và bắt sống giặc lái Mỹ bằng súng trường, huyết mạch chi viện cho Miền Nam luôn thông suốt, chiến công đó đã nhanh chóng lan rộng đi khắp nơi, được cả nước biết đến.

4. Bia Căm Thù – Thị trấn Mộc Châu

Di tích Bia Căm thù - Thị trấn Mộc Châu thuộc tiểu khu 12 - Thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La. Di tích nằm cạnh trục quốc lộ 6 (Hà Nội – Sơn La), đối diện trục đường đi Pa Háng sang Lào, di tích nằm trên khu đất tương đối bằng phẳng, có vị trí thuận lợi cho bà con du khách đến thăm quan, tưởng niệm.

Đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta (1965 – 1968), sau khi bị thất bại nặng nề ở chiến trường miền Nam hòng ngăn chặn sự chi viện của Miền Bắc đối với Miền Nam. Thời kỳ đó, Sơn La cũng là một trong những trọng điểm bắn phá của đế quốc Mỹ. Đặc biệt là huyện Mộc Châu. Bởi đây là một địa bàn quan trọng về kinh tế, quốc phòng của tỉnh Sơn La và của vùng Tây Bắc. Là nơi tập trung đông dân cư của các dân tộc cùng sinh sống, các nông trường, lâm trường lớn, các cơ sở chế biến công nghiệp của TW.

Thấy rõ Mộc Châu có vị trí quan trọng như vậy, nên ngay từ đầu Đế quốc Mỹ đã cho máy bay đánh phá ác liệt, hòng huỷ diệt sức sống và uy hiếp tinh thần đồng bào các dân tộc Mộc Châu đồng thời nhằm cắt đứt mạch máu giao thông giữa thủ đô Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc và sang vùng thượng Lào. Trút hàng nghìn tấn bom đạn gây bao tội ác với đồng bào các dân tộc Mộc Châu. Chúng không chỉ điên cuồng đánh vào các trận địa quân sự, còn bắn phá cả các điểm đông dân cư, các công trình kinh tế, văn hoá trường học, bệnh viện, đường xá, cầu cống tại thị trấn Mộc Châu.

Ngày 13/10/1969, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thị trấn Mộc Châu đã dựng bia Căm thù ở khu vực trung tâm thị trấn Mộc Châu (Nay thuộc tiểu khu 12). Nó đã trở thành một vật chứng lịch sử chứng minh cho tội ác của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Mộc Châu nói riêng và cả nước nói chung.

Tại đây kể từ ngày 21/6/1965 cho đến tháng 3/1968 Mỹ vào nông thôn, thị trấn bắn phá 410 ngôi nhà ở, các cơ quan trường học, bệnh viện, công trình văn hoá và của nhân dân. 68 người bị thương, 33 người chết trong số người chết và bị thương đa số là người già, trẻ em và phụ nữ.Bắn chết 411 con trâu, bò không kể các loại tiểu xúc khác, đấy nền văn minh và khoa học hiện đại của đế quốc Mỹ mà chúng thường khoe khoang là như vậy đó. Quân và dân các dân tộc Mộc Châu quyết không đội trời chung với đế quốc Mỹ, chúng ta thề ghi tâm khắc cốt căm thù này muôn đời muôn kiếp không phai.

Bia Căm thù thị trấn Mộc Châu đã ghi lại dấu ấn của một cuộc chiến tranh tàn phá của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Việt Nam nói chung và đồng bào các dân tộc Mộc Châu nói riêng. Nó tồn tại mãi mãi cùng thời gian, trong bề dày lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Ngày 13/12/2004, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành quyết định số 174/2004/QĐ-UBND xếp hạng di tích Bia cam thù, thị trấn Mộc Châu là di tích cấp tỉnh.

Năm 1945, Thực dân Pháp tổ chức bộ máy phìa tạo tay sai cai trị vùng Sông Mã, cùng với Mường Lầm, Sốp Cộp và nhiều nơi khác trong vùng. Chúng dựng lên ở Mường Hung bộ máy chính quyền tay sai gọi là phìa tổng Mường Hung do hai tên phìa Cầm Văn Chôm và Cầm Văn Sức đứng đầu. Địa phận cai trị của phìa tổng Mường Hung bao gồm các xã: Nà Nghịu, Chiềng Khoang, Chiềng Cang, Chiềng Khương, Mường Sại và Mường Hung, trụ sở phìa đặt tại bản Mường Hung.

Năm 1946, Thực dân Pháp đánh chiếm lại Sơn La. Chính quyền kháng chiến vừa mới ra đời đã bắt tay ngay vào xây dựng chính quyền cách mạng, thành lập các tổ chức kháng chiến, tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc trong vùng ủng hộ kháng chiến để đánh đổ thực dân Pháp và tay sai bảo vệ chính quyền cách mạng. Đội du kích xã Mường Hung được tổ chức và rút vào hoạt động bí mật. Thực dân Pháp và tay sai, tiêu biểu là hai tên phìa Cầm Văn Doan và Cầm Văn Đôi điên cuồng đàn áp phong trào kháng chiến ở Mường Hung, chúng tổ chức lùng sục bắt bớ cán bộ kháng chiến và những người tham gia, ủng hộ kháng chiến. Nhân dân Mường Hung ngày đêm sống trong vòng vây kìm kẹp của chúng. Chúng tiến hành các cuộc bắt bớ, tra tấn bằng các hình thức rất dã man như chém đầu, mổ bụng, moi gan, chặt bỏ chân tay thả trôi Sông Mã, chất củi thiêu sống người,…

Để triệt phá cơ sở cách mạng của ta, địch điên cuồng khủng bố, bắt bớ. Năm 1948 chúng bắt 2 đồng chí Lò Văn Địa và Cầm Văn Lún là hai chiến sĩ quân báo, chúng đã tổ chức hành quyết hai đồng chí bằng cách thiêu sống. Hai đồng chí đã anh dũng hy sinh, gương hy sinh của các đồng chí đã cổ vũ thêm tinh thần ủng hộ kháng chiến, lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Mường Hung.

Không tiêu diệt được cơ sở kháng chiến, chúng bắt bớ tiêu diệt các cơ sở nuôi dấu cán bộ của ta. Cũng thời gian này chúng bắt 3 gia đình ông Inh, ông Linh, ông Số mang ra cây đa cạnh bờ sông Mã cắt cổ rồi thả xác trôi sông nhằm uy hiếp tinh thần kháng chiến của nhân dân ta. Bất chấp sự tra tấn, bắn giết của kẻ địch, phong trào kháng chiến của Mường Hung ngày càng phát triển. Địch hoang mang, chúng tăng quân tiếp viện tại bốt Mường Hung. Chúng điều lính khố đỏ từ Mường Lay - Lai Châu về, bổ xung lính phỉ từ Mường Lầm tăng viện cho Mường Hung hòng triệt phá cơ sở kháng chiến đang phát triển mạnh, ngăn chặn khả năng tiến công của bộ đội chủ lực ta.

Cùng với khí thế tiến công trên toàn tỉnh, tháng 7/1949, bộ đội chủ lực đã phối hợp chặt chẽ với dân quân du kích, thường xuyên ngăn chặn đánh địch trên các tuyến đường giao thông, uy hiếp tuyến đường Sơn La - Lai Châu. Tháng 9/1949, ta đánh vào Mường Hung, giành thắng lợi. Tháng 11/1949, ta mở chiến dịch Sông Mã nhằm phá vỡ phòng tuyến của địch, mở thông biên giới Việt - Lào và đẩy mạnh công tác xây dựng căn cứ cho chính phủ kháng chiến Lào.

Cuối 1952, ta chủ trương mở cuộc tấn công giải phóng hoàn toàn Mường Hung. Chính quyền kháng chiến xã Mường Hung được củng cố và tăng cường, nhiều thanh niên trai tráng trong vùng đã tự nguyện tham gia lực lượng vũ trang, các tổ chức kháng chiến sẵn sàng làm tất cả mọi công việc mà chính quyền cách mạng giao phó để kháng chiến thắng lợi

Tội ác của bọn tay sai bán nước đã gây ra đối với nhân dân các dân tộc Mường Hung trong thời gian này theo thống kê chưa đầy đủ là: Chúng đã giết 16 cán bộ chủ chốt, 9 đồng chí bộ đội, 365 người dân lương thiện.

Di tích cây đa Mường Hung là một chứng tích tố cáo tội ác của thực dân Pháp và bọn tay sai trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đối với nhân dân xã Mường Hung. Tại nơi đây thực dân Pháp đã hành hình các chiến sĩ cách mạng và nhân dân Mường Hung nhằm tiêu diệt ý chí cách mạng của nhân dân ta.

Cây đa Pắc Ma, thuộc xã Pắc Ma, huyện Quỳnh Nhai. Là cây mọc tự nhiên ở tại bản Pắc Ma, xã Pắc Ma, cách đường liên tỉnh 171 khoảng 300m trên một quả đồi có dáng như Yên Ngựa. Trong thời kỳ kháng chiến Chống thực dân Pháp, huyện Quỳnh Nhai có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, là cửa ngõ để ta có thể từ Than Uyên đi vào, tiến sang Tuần giáo và lên Điện Biên. Tại khu vực cây đa này trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp năm 1952 bộ đội ra đã tiêu diệt được 72 tên địch trong tiểu đoàn Ta Bo thứ 17 quân Viễn Chinh Pháp, thu được nhiều vũ khí. Với trận đánh thắng lợi này đã góp phần chọc thủng phòng tuyến Sông Đà của địch, giải phóng hoàn toàn Quỳnh Nhai, tạo điều kiện thuận lợi cho hướng thọc sâu và giành thắng lợi to lớn trong hai đợt của chiến dịch tiến công giải phóng Tây Bắc.

Cây đa là một chứng tích gắn với thắng lợi của bộ đội ta trong chiến dịch Tây Bắc. Nhân dân địa phương thường gọi là cây đa Pắc Ma (gọi theo tên địa danh). Thấy rõ vị trí chiến lược quan trọng của vùng Tây Bắc, tháng 2 năm 1946 thực dân Pháp đánh chiếm Lai Châu và thiết lập ngay bộ máy ngụy quyền. Chúng ra sức lùng sục cán bộ, truy tìm và bắt giam, tra tấn những người ủng hộ và đi theo cách mạng.

Có thể nói trong khoảng thời gian từ năm 1946 đến năm 1950 là giai đoạn đầy khó khăn và thử thách với nhân dân các dân tộc Quỳnh Nhai. Giành chính quyền chưa được bao lâu, lại là huyện duy nhất của tỉnh Lai Châu giành được chính quyền nên Quỳnh Nhai trở thành trung tâm để thực dân pháp và tay sai chĩa mũi nhọn tập trung đánh chiếm.

Chiến dịch Biên giới cuối năm 1950 của ta thắng lợi, buộc thực Dân Pháp rút quân từ Lào Cai về Lai Châu. Chúng chia quân đóng thêm nhiều đồn ở các vùng cơ sở của ta, rải quân ở nơi tiếp giáp giữa các Huyện phía Bắc (Quỳnh Nhai, Sìn Hồ, Than Uyên) và các đường giao thông thủy, bộ rất chặt chẽ. Ngoài ra chúng còn tăng cường tuyển ngụy binh, điều quân tiếp viện ở miền xuôi lên, chúng sửa sang làm thêm các sân bay tại Quỳnh Nhai, Tuần Giáo, Điện Biên. Sau một thời gian củng cố, lấy Lai Châu làm hành lang phòng thủ cho Lào Bắc liên tiếp từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1931, địch mở các cuộc càn quét vào cơ sở của ta ở Điện Biên, Tuần Gíao, Quỳnh Nhai và cùng dọc Sông Đà.

Di tích cây đa Pắc Ma là một vật chứng, chứng minh trận tập kích Pắc Ma của bộ đội ta vào tháng 10/1952. Với trận thắng lợi này đã góp phần chọc thủng phòng tuyến Sông Đà của địch giải phóng hoàn toàn huyện Quỳnh Nhai, tạo điều kiện giành thắng lợi to lớn trong đợt I của chiến dịch Tây Bắc.

Sau chiến dịch Tây Bắc năm 1952, ngày 8/8/1953, quân Pháp đã bí mật rút khỏi tập đoàn cứ điểm Nà Sản để tập trung củng cố các khu căn cứ của chúng tại khu vực đồng bằng và cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, hòng củng cố, chiếm đóng vị trí chiến lược quan tọng này. Vì vậy Điện Biên Phủ trở thành tập đoàn cứ điểm lớn của thực dân Pháp ở Đông Dương, với âm mưu của địch như vậy và không để cho địch kịp trở tay, ngày 26/11/1953, cơ quan tiền phương của bộ quốc phòng từ Phú Thọ lên đường đi Tây Bắc để chỉ đạo chiến dịch.

Đầu tháng 12/1953, Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh cho đại đoàn 308 vượt sông Hồng, đưa trung đoàn 36 đi trước, cùng lên đường với đại đoàn 308 có cả trung đoàn sơn pháo 675 của đại đoàn 351, pháo và đạn dược được chuyển bằng ô tô, các pháp thủ đều phải đi bộ, lúc này đường 13 từ Yên Bái lên Tạ Khoa đã sửa chữa xong.

Tháng 12/1953, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Để chuẩn bị cho chiến dịch, thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Sơn La, quân, dân huyện Phù Yên đã tích cực tham gia phục vụ "chiến dịch mở đường" với qui mô lớn, hàng ngàn nam, nữ thanh niên đã tích cực góp công sức mở đường 13A nối từ Yên Bái sang đường số 41 (quốc lộ 6) là tuyến đường huyết mạch nối giữa chiến khu Việt Bắc lên Sơn La, qua địa phận Phù Yên có chiều dài gần 100Km. Bất chấp máy bay địch ngày đêm bắn phá các trọng điểm như đèo Lũng Lô, đèo Ban, đèo Nhọt, Phiêng Ban, bến phà Tạ Khoa, đèo Chẹn,… hàng trăm thanh niên các dân tộc huyện Phù Yên luôn bám sát mặt đường, mở thông tuyến đường cùng bộ đội và 20.000 dân công cả nước vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược cho bộ đội, tập trung mọi sức lực cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Trước tình hình thuận lợi trên các chiến trường.

Lúc này Phù Yên là một địa bàn quan trọng trong việc trú quân của các đội chuyển quân lên hướng Tây Bắc. Phù Yên có đường nối liền với chiến khu Việt Bắc và Thanh Hoá, về địa hình lại thuận lợi cho việc trú quân của ta. Từ đồng bằng Phù Yên đi vào, đường số 13 dần dần khuất vào hai dãy núi, cánh rừng đèo Nhọt được hai dãy núi chắn bao bọc, cây cối xanh tốt, với những thảm thực vật nghi binh, quanh năm mây phủ dày đặc nên máy bay địch không thể bay vào thám thính khu vực này. Nằm giữa rừng đèo Nhọt là một thung lũng lớn rộng gần 300ha, có dòng suối Bùa chảy theo hướng Đông - Nam, lại là nơi cách xa khu vực trọng điểm mà máy bay Pháp đánh phá dữ dội, đó là bến phà Tạ Khoa, đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi. Với vị trí địa lý đặc biệt như vậy, nên rừng đèo Nhọt đã trở thành điểm dừng trú quân của các đơn vị bộ đội trên đường tiến quân lên Điện Biên Phủ.

Ngày 20/10/1953, Bộ tư lệnh Đại đoàn 315 và các trung đoàn trưởng lựu pháo 105, cao xạ pháo được triệu tập lên bộ để nhận lệnh ra mặt trận. Đoàn đã đi đến rừng đèo Nhọt và nghỉ chân tại đây. Đến cuối tháng 12 năm 1953. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã hoàn tất theo mẫu hình của tướng Xa Lăng đặt ra ở Nà Sản, nhưng với qui mô rộng lớn hơn nhiều. Theo kế hoạch của tướng Na Va trung tâm đề kháng cuối cùng ở phía nam Mường Thanh đã xây dựng xong. Những đơn vị ưu tú nhất của đạo quân viễn chinh Pháp đều có mặt.

Ngày 5/01/1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và một bộ phận chỉ huy lên đường đi Tây Bắc theo đường 13 qua Phù Yên. Đoàn đi đến bến Bình Ca, qua đèo Khế, sang đất Phù Yên, đã nghỉ chân tại rừng đèo bản Nhọt, máy bay địch ném bom rất dữ dội gần nơi đóng quân. Khu rừng nguyên sinh đèo bản Nhọt nằm ở trên cao ngút ngàn có một vị trí chiến lược quan trọng trên đường số 13, là mái che an toàn cho bộ đội cụ Hồ đi chiến dịch Điện Biên Phủ.

Năm 2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã giao cho huyện Phù Yên triển khai Dự án bảo vệ rừng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp khu rừng bản Nhọt, xã Gia Phù. Công trình được khởi công xây dựng từ 15/10/2020,  với tổng diện tích trên 8.000m² gồm 3 hạng mục: Nhà Tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp có diện tích 150m², sân tổ chức lễ hội và cầu cảnh quan, đường lên đền thờ. Ngày 17/12/2021, huyện Phù Yên đã tổ chức Lễ khánh thành công trình bảo vệ rừng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp Khu rừng bản Nhọt, xã Gia Phù.

Di tích lịch sử cầu Trắng nằm trên trục đường quốc lộ 6 thuộc trung tâm thị xã Sơn La, cầu nằm ở vị trí thuộc tổ 2 phường Tô Hiệu, cầu được xây dựng vắt ngang qua dòng suối Nậm La, đây là đoạn đường rất quan trọng nối mạch giao thông từ thị xã Sơn La đi Điện Biên và xuôi Hà Nội, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ có vị trí chiến lược, cho quân và dân ta đánh bại kẻ thù.

Trong chiến tranh phá hoại của Mỹ, chúng đã đánh vào các công trình giao thông vận tải tỉnh Sơn La, các công trình lớn các tuyến đường trong tỉnh và 10 cây cầu các loại đều bị phá huỷ nặng nề. Mục tiêu của Đế quốc Mỹ đánh phá hệ thống cầu cống dọc tuyến Quốc lộ 6 và các trục đường giao thông trong tỉnh nhằm ngăn chặn chi viện cho tiền tuyến, gây khó khăn lớn cho đời sông của nhân dân ngăn chặn sự cơ động của lực lượng chiến đấu chúng không chỉ tăng cường bắn phá. ban ngày mà cả ban đêm. Tuyến đường quốc lộ 6 có nhiều hệ thống cầu cống như: Cầu Sắt, cầu Tà Vài, cầu Chiềng Đông (Yên Châu); cầu Trắng ( thị xã Sơn La); Cầu Nà Hày ( Thuận Châu).

Cầu Trắng, cây cầu huyết mạch giao thông tại thị xã Sơn La là một trong những trọng điểm bắn phá ác liệt của bom Mỹ, chỉ tính từ năm 1965-1968 cầu Trắng phải hứng chịu tới 34 trận với 870 quả bom các loại làm hư hỏng hoàn toàn hệ thống bê tông cốt thép dài 50m và hỏng nhiều đoạn đường hai bên đầu cầu.

Lực lượng bảo vệ cầu Trắng và Quốc lộ 6 còn có 120 dân quân du kích, trong đó có 70 người là công nhân của cung 5 hạt 6 do đ/c Nguyễn Kim Tiến chỉ huy. Chỉ trong 3 ngày đêm từ 3/7 đến 6/7 năm 1965 ta đã mở được đoạn đường tránh bom từ bản Giảng đến phố Chiềng Lề dài 2 km. Trong nhiều đợt địch bắn phá ác liệt, cán bộ chiến sỳ và các lực lượng dân quân, du kích, công nhân, nhân dân các dân tộc trên mặt trận này với trí thông minh và lòng dũng cảm không sợ hy sinh gian khổ, bám cầu, bám đường để quan sát theo dõi từng đợt bắn phá của không quân Mỹ , nắm chắc các khu vực địch bắn phá loại bom gì để kịp thời tổ chức rà soát tháo bom khắc phục hậu quả nhanh chóng để phục vụ tốt cho sản xuất và chiến đấu. Năm 1972, Đế quốc Mỹ ngừng ném bom chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Hoà bình lập lại, Cầu Trắng được sửa sang và xây dựng vùng Tây Bắc của Tổ quốc ngày càng giàu mạnh.

Bản đồ do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Sơn La sưu tầm, thực hiện./.

%PDF-1.6 %âãÏÓ 515 0 obj << /Linearized 1 /L 14011126 /H [ 1080 1808 ] /O 517 /E 192240 /N 72 /T 14000698 >> endobj xref 515 21 0000000017 00000 n 0000000892 00000 n 0000002888 00000 n 0000003441 00000 n 0000003631 00000 n 0000003819 00000 n 0000131644 00000 n 0000132300 00000 n 0000169777 00000 n 0000177947 00000 n 0000178609 00000 n 0000178831 00000 n 0000185333 00000 n 0000185493 00000 n 0000185814 00000 n 0000186035 00000 n 0000190840 00000 n 0000191187 00000 n 0000191877 00000 n 0000191947 00000 n 0000001080 00000 n trailer << /Size 536 /Prev 14000686 /Info 500 0 R /Root 516 0 R /ID [<569e16f1ec7c108ae22dd9d1c93485b6><569e16f1ec7c108ae22dd9d1c93485b6>] >> startxref 0 %%EOF 516 0 obj << /Type /Catalog /Pages 495 0 R /JT 504 0 R /Lang (en-US) /PageLabels 501 0 R /QXPr:DeviceNColorants 514 0 R /ViewerPreferences << /DisplayDocTitle true >> >> endobj 535 0 obj << /S 3935 /Filter /FlateDecode /Length 1715 >> stream xœíWiPSW¾I^BB¨ˆBL*¢�¨4dbˆˆ¬âÒ¨#â¸Æˆ$( ‹d©-› ­®TëŠ(ÕÁqKG{Ÿ ¬3ýÕw&?2÷Þs¾ï;ç~g â ˆ «ô, =€ 2 ,8ÂdøóL2žð ¬d6EÈËä*+É(âBÛ.E…4€ñwdC�4ʤÁ¾Uf6¡¨>-¥ºq ‰Çp÷ôŒÈc¢V.•™Ørë–‹ÃqÂh� ;éåpÑ*£z²§ýõ‘ÓHGÕ&lnÿ|àHI¬édç)ëÎåÓ¦Ž)»Ä›üLn¾E –“ÄÖ>£=D7ä_&ípVÏæÃgÀ\¡�›Rⶠ¨;킉¡cá­�A!’òÜ‘eÍJh/Ño †¡ÔðAŠ‹�IZâœ2. 9clµc[òŠÌÔÇ™á8A1òŠüD…¾�í^Ÿ£˜c%Iš´�ê3vþ íº#a æ++õ¯ˆÔª´C¶×¹FÛ%U;Yåùš¢6k7CCÁÚÑ?oÝXz5Š&QÖ/ FýÈS¼xêæ×/ÕHWó½þs’âfMAd�7¿*'«:šn�gºˆãá½&¶2ÉVvóxÁå·ýne‡9°*srÒB^)Yþ³öÙ>yÅk*ð* xSTQ¾ñõ{D Ó2m—FMgIR½Ú†¦;…Qù…-‡}ËY~äp¢™#,øÜÂye[šÛçäiŽ¤IRuò�xêS´$äc%]7ßj§¤UßíwŽ2)oÓÝ;¼æùâ³Ûp=‰$‰ïòHù­“ϵ^ïì öZsÁÀ«Øî…Á¤‹‡‡=àƒžu¨Ç/Ü4À“¶ŒÏ8¹‡ªäÀM7¥ÃjÆ™C‘sgÛ,ª:¾Â3[œ¤AıÝa5s\á{BýšbxkƒÍµ£˜tJãš�#ú+ÇÕS›lïüÑoU´TzX³»ßj~åõ{õ)λjuô¼ô£0nì¼Û¿Wlý@…8‹¿P?nºAпឫ³wk›€ÖŠ”µßWyäù^­7†¦Ê»r1Ãi«H5)¯q¤=ÆÈu¶7AbbM+“¹ûzŸÄ újZëÈ t0*?¾þ®žÀ$˜×SéEªI:TV¾þ k"¶Çùí•­¾Ýpêè]Œ&÷2�,É<»Cך!&4Î[Úvˆ™ÀøVõú‡ÒÂemd£>£çÑg�¤sOh{Ö¢³‘¦Ou>¨Ã¬„Ö×zÙÓÀ÷ú†¯‚ô¢ãq§ù™�™ë'¶½¬sZ4ø�»MÆ.`Á†èÌ¿>Cí_±Í`Z¬É¸EØSƒ¡S÷ÀÚNëØ Ê8³ËNîDÚ¶–2AvN%ÌÛ¹o ­YØ8ëFÝ'ô—ÒÆ|M¾>{0˜…`ˆ%K®=I°Ò5sºîuýÓ¾žp@¬‚o®Á5¸×ÿwý¿,ÀŃßÔ‰>þ‚?#ð þ°+¡{IB¿•à¥À�$úÃäôÌ÷x| <7¥ö èȲ�’H¢¡5x†‹B/ÓðîÆñx3à‰€¢Šà‘ÈD5ÈtöGM*¥É‚F‰¡ Ä?‚l+ð΢d[•è5ÚB;À;�+0%Wh$6NÆy Ð�è�9ª@I{qN`/x8‡¾9M8M„JÜíè\�G¥k¥…ÚuöÃ�1€�ŒÊ„12p"Þ[P††Ö©e²Ô�„ö©™‡�PÔY¾ùnm–^#¹·Ü$X¾L§ž[2”á endstream endobj 517 0 obj << /Type /Page /MediaBox [ 0 0 538.583 765.354 ] /Resources << /ExtGState << /GS1 518 0 R /GS2 519 0 R >> /XObject << /X0 520 0 R /X1 522 0 R >> /Font << /TT6 524 0 R /TT5 527 0 R >> >> /Contents 532 0 R /BleedBox [ 0 0 538.583 765.354 ] /QITE_pageid << /D (D:20210514163800) /F 533 0 R /I 534 0 R /P 0 >> /TrimBox [ 0 0 538.583 765.354 ] /u2pMat [ 1 0 0 -1 0 765.354 ] /xb1 0 /xb2 538.583 /xt1 0 /xt2 538.583 /yb1 0 /yb2 765.354 /yt1 0 /yt2 765.354 /Parent 496 0 R /Rotate 0 /CropBox [ 0 0 538.583 765.354 ] >> endobj 518 0 obj << /AIS false /BG2 /Default /BM /Normal /CA 1 /OP false /OPM 1 /SA false /SM 0.02 /SMask /None /TK true /Type /ExtGState /UCR2 /Default /ca 1 /op false >> endobj 519 0 obj << /AIS false /BG2 /Default /BM /Normal /CA 1 /OP true /OPM 1 /SA false /SM 0.02 /SMask /None /TK true /Type /ExtGState /UCR2 /Default /ca 1 /op true >> endobj 520 0 obj << /BitsPerComponent 8 /ColorSpace /DeviceCMYK /Height 1527 /SMask 521 0 R /Subtype /Image /Type /XObject /Width 1080 /Filter [ /FlateDecode /DCTDecode ] /DecodeParms [ null << /Quality 65 >> ] /Length 127561 >> stream xœìýTUí÷6 £" ¢)é½))éqѵéR6H§t™K:¥aÒ*Ýݸ)•”VRÒ³Öó;ï{ÎøâŒ3¾ï=ÿç}ÇÐ1Ÿ@v¬ußs^óºîûžsýý3N$GtþÌ™sgHÏŸ;{Žœì<9%Ý%J Jfšk –•‹ÃÊÁÁ#pK„‡OŠ�ƒCTULJTTRäÖÐU—×¹¥ þyOœ9½K,J,GI¤FIdHI¤BIô§•ˆ‘ˆèÄéÿü!úßÿœ8yŠø4 陳çÎ#/¨ºHtòÄ©S'‰O�>MLŒü6 ù=1åéKLü²$—qæ¤Ì®€@HLö–Ûe¨´?Y-ÜBÏž»r•šæ;Ë)tSXDTL\î(¯ ¨¤¬­£«§o`hdiemc‹·³w÷ðôò~àãöðÑã'OŸA±qñ ‰I/’SàœÜ¼—ù…Eå•UÕ5µuõÍ-­mí�]݃CßF>�~û>=3;7¿ðcqé×ÆæÖöÎîï½ý?cDˆåˆÔˆ‰Tˆˆdˆ68787�6810ô×þÚ_ûkí¯ýµ¿ö×þÚ_ûkí¯ýµ¿ö×þÚ_ûkí¯ýµ¿ö×þÚ_ûkí¯ýµ¿ö×þÚ_ûkí¯ýµ¿ö×þÚ_ûkí¯ýµ¿ö×þÚ_ûkí¯ýµ¿ö×þÚ_ûkí¯ýµ¿ö×þwË"#€€òîËVúAàäÛû…3»!Lþs+ùŽŸpø5l`�Èá†s7ćÏY©`?,È!�¤ÿû_æÞ÷‰·j€|¦Mûñâa�a)�I p·ˆw`{¦ÃÇ á@ “»Ž|Ù„Éû€üF÷ß¾ü¯ý±9…À+Â2ÊX|áÌКÕAtf;$LÐ#‰Qâv}ퟂiB 2#wó¿!Óu7ÅÊÌÉŽµãpŽj†|'Œ.0UÙîCX÷UPù5vžþf`-=PøíÈlZa}$¯aýûtKÊ‚ý~�´jÀù€;ã/öVS0c9�È–n,A™ö˜ O™½ýçÇûpDþ$¡qÿ!z[�Cì‹S™]Rp²pvÆÅ�çÙ‹žœêóK@¼ã¥Ó°\õ²Áü€ÉœÃF°>?®QeŒ 2QQÆ~¬Yç¡‘ŠÇ) ZÀ+=[øÁNa„•©Xe�–ˆˆ , ÂBG«ÃÛàM�.î1w½¸—m&€Ï…‹}7N8Ù…å{–þW7­_âHÅ´uGcW÷Ïa]A“(¥z×Ä3aG9 �/Aë(´Ÿqû³˜ó$ÆuW5�§•Œ�Êb@:‚^ÜꚌ§#Ëp8Na¸O6ñ•óÄ! ffŠêª8XÙTnR‚à šî÷£«GÞš÷»2õ^‹ Iü€Óc«ªGfâq œ]€»6â®æ ÖG‹ é(A½qóŽü§Éé�¡H|N ;}¬|£âîÉ]RLÐ!ÈÂÉàœñ¯Æv“÷N8d”£f©TÊ�˜æ“ÀÉR‹ÂÅöW–íü?¶›èa�ÇçµQåÑÇŸ#Œ¿˜