More Information Less Information
More Information Less Information
Đây là một cuốn sách hết sức cảm động về tình cha con. Câu chuyện kể về hành trình người bố, Ho Yeon, đã hi sinh cuộc sống của bản thân, dành hết sức lực để chăm sóc chữa bệnh cho đứa con trai Daum bị bệnh ung thư máu của mình, vừa là người cha cũng là người mẹ của con. Câu chuyện được kể đa ngôi, có lúc là người bố, lúc kể từ ngôi người con, tạo ra cái nhìn đa chiều trong tâm lý nhân vật cho người đọc.
“Cá gai là một loài cá rất kì lạ.
Cá gai mẹ sau khi đẻ trứng thì bỏ đi đâu mất. Cứ như thể những quả trứng có ra sao cũng không liên quan đến nó vậy. Rốt cuộc chỉ còn lại cá gai bố chăm sóc lứa trứng. Cá gai bố sẽ liều mình chiến đấu với các loài cá khác nếu chúng định ăn mất trứng. Và cuối cùng đám cá gai con lại bỏ rơi cá gai bố, cứ thế đi theo con đường riêng của chúng. Sau khi cá gai con bỏ đi hết, còn lại một mình, cá gai bố liền đâm đầu vào giữa khe đá mà chết.[..]
Con cá gai lúc nào cũng làm tôi nghĩ đến bố.[…]
Câu chuyện đưa người đọc qua nhiều khung bậc cảm xúc từ cảm thương đến hi vọng, rồi lại ngỡ ngàng, đau xót cho hoàn cảnh của hai cha con. Cuốn sách mang đậm giá trị nhân văn về tình cảm gia đình, tình yêu thương này chắc chắn sẽ làm lay động trái tim mọi độc giả.
Tác phẩm đã lấy đi nước mắt của 2 triệu độc giả, chiến thắng nhiều giải thưởng văn học Hàn Quốc và trở thành tiểu thuyết được Bộ giáo dục nước này khuyên đọc.
Nhắc đến văn học Hàn Quốc, chúng ta không thể bỏ qua những tác phẩm của Đại đức Haemin. Tác giả sinh ra và lớn lên tại Hàn Quốc, ông đã hoàn thành bằng Thạc sĩ Tôn giáo học tại Đại học Harvard và Tiến sĩ Tôn giáo học tại Đại học Princeton. Năm 2000, ông quyết định xuất gia theo tông phái Tào Khê. Sau khi trở về quê hương, ông mở một trường học Trị liệu tâm hồn điều trị miễn phí cho những cá nhân bất hạnh.
“Không phải chỉ khi làm tốt những điều thế gian đòi hỏi bạn mới là người có giá trị, mà chỉ cần bạn tồn tại thôi, điều đó cũng đủ khiến bạn được tôn trọng và yêu thương rồi.”
“Yêu những điều không hoàn hảo” là cuốn sách nhẹ nhàng, sâu lắng, ghi lại những chiêm nghiệm của tác giả về bản thân và cuộc sống. Cuốn sách giúp ta chữa lành tâm hồn, cân bằng các mối quan hệ cá nhân và nhìn cuộc đời một cách bao dung hơn.
Cuốn sách gồm 8 phần là 8 chủ đề với nhiều bài học, lời khuyên khiến ta phải suy ngẫm về về thân, các mối quan hệ và cuộc sống quanh ta.
Phần 1: Yêu bản thân – Như người mẹ bảo vệ đứa con duy nhất của mình.
Phần 2: Những mối quan hệ – Như hai vầng trăng đêm rằm soi sáng cho nhau.
Phần 3: Sự đồng cảm – Nếu bạn yêu thương ai đó, hãy cố gắng chịu đựng.
Phần 4: Dũng khí – Như ánh sáng lóe lên trong tăm tối.
Phần 5: Gia đình – Tình yêu đầu tiên của tôi, vết thương đầu tiên của tôi.
Phần 6: Chữa lành – Đối diện với ánh mắt của lòng từ bi
Phần 7: Bản tính – Lòng thức tỉnh giữa thanh tịnh
Phần 8: Chấp nhận – Chấp nhận chính bản thân như mình vốn có.
Ngoài ra, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tác phẩm “Bước chậm lại giữa thế gian vội vã” của Haemin – cuốn sách best-seller chữa lành hàng triệu người trẻ đang tất bật với nhịp sống hối hả.
🇰🇷 VĂN HÓA HÀN QUỐC THU NHỎ CHỈ TRONG 1 CUỐN SÁCH
"VĂN HÓA HÀN QUỐC" vẫn luôn là chủ đề thú vị mà rất nhiều người trẻ Việt Nam muốn tìm hiểu và nghiên cứu
💯 Cuốn sách 한국문화 읽기 là kho tàng:
🌿 Lịch sử, văn hóa Hàn Quốc 🌿 Nếp sống sinh hoạt, lao động hàng ngày của người Hàn Quốc 🌿 Phong tục, tập quán, nghệ thuật hay các món ăn truyền thống của nguời Hàn
----- Cuốn sách 한국문화 읽기 không chỉ tổng kết đặc trưng văn hóa Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện đại mà còn trau dồi thêm KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU -----
🔥 Cuốn sách phù hợp với các bạn sinh viên muốn nghiên cứu văn hóa Hàn, những người muốn làm việc tại công ty Hàn Quốc hay những ai có ý định sinh sống và làm việc tại sứ sở kim chi
Câu chuyện được kể dưới dòng hồi tưởng suy ngẫm của các thành viên trong gia đình khi người mẹ 69 tuổi đi lạc. Người mẹ ấy đã dành cả cuộc đời mình chăm sóc chồng và con.
Đến cả người mẹ có khi cũng nghĩ như vậy. Khi mà người con gái thử hỏi rằng “mẹ ơi, mẹ có thích ở trong bếp không?” và bà mẹ đã nhìn cô chằm chằm “Mẹ k nghĩ tới chuyện thích hay không thích ở dưới bếp. Mẹ nấu nướng vì đó là việc mẹ phải làm”.
Cũng có những lúc người mẹ ngán ngẩm, ngột ngạt với công việc nơi bếp núc “Mỗi lúc cảm thấy gian bếp như nhà tù, mẹ lại đi ra sân sau, nhặt cái nắp chum nào sứt sẹo nhất lên, rồi dùng hết sức ném bộp vào tường”.
Những dòng hồi tưởng của thành viên trong gia đình vừa có sự oán trách lại vừa tiếc nuối. Bởi giá như mà họ quan tâm đến người mẹ nhiều hơn, giá như họ đừng thờ ơ như vậy, và đừng coi việc được mẹ quan tâm, chăm sóc là điều hiển nhiên, thì đã không phải hối hận nhiều đến như vậy.
Câu chuyện trong “Hãy chăm sóc mẹ” đã buộc người đọc phải đối mặt với những câu hỏi về các mối quan hệ của bản thân, không chỉ là mẹ mà là tất cả những người yêu thương mình rằng “Tại sao mình lại có thể coi tình yêu ấy là điều hiển nhiên chứ?” hay “Mình đã trân trọng và đáp lại tình yêu ấy như cách họ yêu thương mình chưa?”.
Những câu hỏi này đều không dễ để trả lời, cuốn sách chính là hồi chuông cảnh báo nhắc nhở bạn đọc khi vẫn đang còn có cơ hội hãy trả lời câu hỏi ấy và lời nhắc nhở “mọi mối quan hệ trên thế giới này đều là hai chiều, chẳng thể nào quyết định được từ một phía cả”.
“Với nhiều người trong chúng ta, gia đình là nơi nuôi nấng, vỗ về, là điểm tựa để chúng ta luôn quay về khi gặp giông bão trong cuộc sống. Thế nhưng, có những người kém may mắn hơn, họ không thể dựa vào gia đình, hay bất hạnh hơn, gia đình chính là nơi gây cho họ nhiều thương tổn sâu sắc trong tâm hồn.”
Rất nhiều hành động tưởng chừng nhỏ nhặt trong vô thức lại làm tổn thương những mối quan hệ quý giá. Ví dụ như người bố gặp chuyện không vui khi đi làm và sau đó mang cảm giác khó chịu ấy về nhà quát mắng con cái và chê bai người vợ, khiến cho không khí nặng nề ấy bao trùm cả gia đình. Chúng ta có xu hướng luôn đeo một chiếc mặt nạ vui vẻ với người lạ và dồn những cảm xúc tiêu cực cho những người thân yêu nhất của mình.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến rất nhiều mâu thuẫn, hành vi của con người làm “di truyền nỗi bất hạnh” từ đời này qua đời khác như hệ quả của việc nói nhập nhằng – nước đôi, việc lựa chọn bạn đời có cảm giác thân thuộc như với người cha, người mẹ,…
Cuốn sách là lời lý giải cho sự đổ vỡ của các mối quan hệ, những tổn thương di truyền qua nhiều thế hệ trong gia đình. Bên cạnh việc tháo gỡ các nút thắt trong mối quan hệ gia đình, cuốn sách còn đề xuất những phương pháp để chúng ta có một mái ấm khỏe mạnh, gắn kết.
Tác giả Choi Kwang-huyn là trưởng khoa tham vấn gia đình, thuộc viện cao học tham vấn – Trường đại học Hansei, đồng thời là Viện trưởng Viện nghiên cứu Trị liệu Gia đình và Sang chấn. Ông sẽ cho độc giả cái nhìn về những vấn đề bị tránh né trong gia đình dưới góc nhìn tâm lý học với nhiều học thuyết tâm lý nổi tiếng. Tuy nhiên cuốn sách không hề khô khan rất dễ hiểu, tiếp thu với vô vàn những ví dụ thực tế từ những trường hợp được ông tham vấn. Cung chung nền văn hóa phương Đông, hầu hết chúng ta có thể thấy được những vấn đề của bản thân với gia đình trong cuốn sách này.