Hướng Dẫn Cách Bán Hàng Trên Amazon

Hướng Dẫn Cách Bán Hàng Trên Amazon

Amazon là một kênh bán hàng cực kỳ tiềm năng. Số lượng người truy cập trang thương mại điện tử này lên đến hàng triệu lượt mỗi ngày. Bởi vậy, nếu bạn đang muốn tìm một nền tảng để tiếp thị sản phẩm của mình thì đừng bỏ qua website này. Sau đây TPos sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm bán hàng trên Amazon cho người mới bắt đầu để mọi người biết được quy trình bán hàng, cách thức đăng ký tài khoản ra sao, từ đó có thể nhanh chóng kinh doanh hiệu quả.

Amazon là một kênh bán hàng cực kỳ tiềm năng. Số lượng người truy cập trang thương mại điện tử này lên đến hàng triệu lượt mỗi ngày. Bởi vậy, nếu bạn đang muốn tìm một nền tảng để tiếp thị sản phẩm của mình thì đừng bỏ qua website này. Sau đây TPos sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm bán hàng trên Amazon cho người mới bắt đầu để mọi người biết được quy trình bán hàng, cách thức đăng ký tài khoản ra sao, từ đó có thể nhanh chóng kinh doanh hiệu quả.

Bước 2: Thiết kế logo, bao bì và mua GTIN cho hàng hóa

Khi đã chốt được ngành hàng tiềm năng, lúc này bạn cần có thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thu hút được sự quan tâm của người dùng đến với cửa hàng hơn.

Ngoài ra, để hàng hóa lưu hành quốc tế thì nó cần có barcode quốc tế GTIN. Đây là mã nhận dạng hàng hóa quốc tế, phân biệt nó với những sản phẩm khác và chúng được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới.

Những mã GTIN nhận dạng thông dụng trên thế giới

EAN (European Article Number): ở các nước châu Âu thì đây được sử dụng làm mã hàng hoá. Nó bao gồm 13 chữ số.

JAN (Japanese Article Number): JAN là mã hàng hóa dùng cho hàng thương mại ở thị trường Nhật, gồm từ 8 - 13 chữ số.

UPC (Universal Product Code): là mã ID định dạng hàng hóa tiêu chuẩn được sử dụng tại thị trường Hoa Kỳ. UPC có thể mua từ GS1 (Hiệp hội mã số châu Âu) và chuyển thành mã vạch để dán lên sản phẩm.

FNSKU (Fulfillment Network Stock Keeping Unit): là một mã quản lý dành riêng cho sản phẩm bán trên Amazon FBA. Mã này khi nhà bán hàng đăng sản phẩm và sử dụng dịch vụ FBA thì Amazon sẽ cấp mã này cho người bán.

ISBN (International Standard Book Number): là mã ID hàng hóa chuyên dùng cho mặt hàng sách. Thường liên quan với ngày xuất bản của nó. Có hai loại chính là 10 chữ số hoặc dãy 13 chữ số.

Kinh nghiệm bán hàng trên Amazon cho người mới bắt đầu

Với những người có nhiều kinh nghiệm bán hàng trên Amazon thì họ khuyên rằng nên sử dụng hình thức FBA (Fulfillment by Amazon). Nó sẽ mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả nhất. Ngoài ra, còn một số vấn đề bạn cần phải lưu ý để có lợi nhuận cao trong lĩnh vực này, chẳng hạn như:

Muốn kinh doanh lâu dài thì chắc chắn bạn cần phải có một yếu tố để cho khách hàng nhớ tới bạn. Và để làm được việc này, không còn cách nào khác là phải xây dựng được một thương hiệu riêng cho mình. Từ đó, người mua có thể dễ dàng đánh giá, ghi nhớ và phân biệt hàng hoá của bạn với các đối thủ cạnh tranh.

Hoàn thiện sản phẩm khi đăng bán

Để hàng của bạn có thể tiếp cận được với người mua thì nó phải có đầy đủ thông tin, càng chi tiết thì tỷ lệ khách hàng nhìn thấy càng cao. Hãy cố gắng miêu tả những thông tin cơ bản về sản phẩm, các tính năng nổi bật của nó. Thiết kế thêm các hình ảnh, video để người mua có cái nhìn rõ hơn về sản phẩm, từ đó dễ dàng bị thuyết phục để mua hàng.

Tuân thủ các chính sách bán hàng của Amazon

Sàn TMĐT này cũng có những quy định và chính sách của riêng họ. Vì thế, muốn kinh doanh trên Amazon lâu dài thì bạn cần làm đúng những luật họ đã đặt ra. Nếu không tuân thủ các chính sách dành cho nhà bán hàng, bạn có thể gặp những rắc rối và thậm chí là bị khoá tài khoản.

Cố gắng tận dụng những đơn hàng bán được để xin đánh giá

Nếu sản phẩm được đánh giá càng cao thì sẽ có tần suất xuất hiện đến người mua nhiều hơn. Đây cũng là tiêu chí giúp Amazon đánh giá tốt về sản phẩm của bạn. Vì vậy, kinh nghiệm bán hàng trên Amazon là khi có phát sinh đơn hàng, bạn cố gắng mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người mua để nhận được review 5 sao.

Amazon nổi tiếng là sở hữu những sản phẩm chất lượng với giá rẻ nhất. Bởi vậy, nếu giá niêm yết của shop quá cao mà không có các chương trình bán hàng ưu đãi thì rất khó thu hút người mua. Hãy nghiên cứu đối thủ xem họ đặt giá ra sao để có mức giá bán phù hợp nhé.

Có kế hoạch chăm sóc khách hàng

Kinh nghiệm bán hàng trên Amazon cho người mới bắt đầu là phải giữ được liên lạc và tạo mối quan hệ với người dùng. Để làm được điều này, không còn cách nào khác là các chủ shop cần có kế hoạch chăm sóc khách hàng bàn bản. Khi có bất kỳ vấn đề gì phát sinh thì bạn cần nhanh chóng giải quyết cho họ. Đừng bao giờ bỏ lơ những phản hồi của người tiêu dùng nếu không muốn việc bán hàng nhanh chóng thất bại.

Để chăm sóc khách hàng được tốt nhất, bạn cần có vốn tiếng Anh cơ bản để trả lời khách hàng vì đa số bạn sẽ tiếp xúc với khách quốc tế chứ không phải tại Việt Nam. Và tốc độ phản hồi tin nhắn càng sớm càng tốt, tránh để người dùng đợi quá lâu vì có rất nhiều gian hàng khác sẵn sàng hớt tay trên nếu bạn bất cẩn.

Với những bạn còn ít kinh nghiệm kinh doanh trên Amazon thì thường không để ý đến yếu tố này. Mỗi đơn hàng có giá trị thường rất nhỏ. Nếu bạn đang rơi vào tình trạng này thì cần xem lại chiến lược bán hàng của mình. Để bán hàng trên sàn thương mại điện tử hiệu quả nhất thì bạn phải biết cách bán chéo. Chẳng hạn như khi khách muốn mua một tuýp kem dưỡng da thì bạn phải làm sao mà giỏ hàng của họ sẽ thêm một số sản phẩm khác như mặt nạ, serum,...

Cách thường được sử dụng để bán chéo sản phẩm chính là “Mua kèm deal sốc”. Ví dụ như khi mua một sản phẩm có giá $100, khách hàng được mua 1 lọ serum với giá chỉ còn $1 (giá gốc $10). Tùy thuộc vào mặt hàng mà bạn linh hoạt thay đổi giá cho phù hợp.

Tặng voucher để kích thích khách hàng cũ quay lại mua hàng

Kinh nghiệm bán hàng trên Amazon cho người mới bắt đầu không thể bỏ qua là tặng voucher để kích thích mọi người quay trở lại mua hàng. Ví dụ như khi có chị A vừa hoàn thành đơn hàng, bạn sẽ gửi tặng chị ấy một chiếc voucher giảm 10% có hóa đơn tiếp theo. Việc này sẽ giúp người mua khi có nhu cầu về một sản phẩm nào đó thì họ sẽ truy cập shop của bạn đầu tiên, tránh bị các shop khác lôi kéo.

Mẹo: nên giới hạn thời gian sử dụng voucher khuyến mãi này. Bạn có thể đặt thời hạn 1 - 2 tháng tùy vào ngành hàng. Điều này sẽ giúp tác động đến yếu tố sợ bỏ lỡ của người tiêu dùng, từ đó đưa ra quyết định mua hàng.

Tận dụng những chiến dịch quảng cáo của Amazon

Quảng cáo sẽ là phương án giúp bạn đưa sản phẩm đến với khách hàng một cách nhanh nhất. Đối với những người mới bán hàng trên Amazon thì bạn có thể tham khảo 4 hình thức tiếp thị chính là:

Sponsored Product: Sản phẩm của bạn sẽ xuất hiện khi người mua tiềm năng tìm kiếm theo một số từ khóa nhất định.

Sponsored Brand: Khi chọn hình thức này banner thương hiệu của bạn sẽ xuất hiện trên trang tìm kiếm của Amazon. Tuy nhiên, chi phí để chạy quảng cáo loại này rất cao, bạn nên cân nhắc nhé.

Stores: Là những trang thông tin mua sắm trên Amazon, nơi bạn có thể quảng bá thương hiệu và danh mục sản phẩm của bạn hoàn toàn miễn phí. Amazon sẽ cung cấp một số công cụ để bạn có thể tạo được gian hàng của mình dù không có kinh nghiệm.

Sponsored Display: Là dạng quảng cáo hiển thị. Đây là một phương án quảng cáo mới giúp sản phẩm tiếp cận đối tượng khách hàng phù hợp trong suốt hành trình mua hàng, với các vị trí quảng cáo xuất hiện trong và ngoài Amazon.

Hy vọng với những hướng dẫn về cách bán hàng trên Amazon cho người mới bắt đầu mà TPos vừa chia sẻ thì bạn đọc đã tích lũy thêm được kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh trên sàn thương mại điện tử này để có thể áp dụng cho bản thân. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, thì hãy để lại bình luận bên dưới, TPos sẽ giải đáp miễn phí cho bạn. Chúc bạn thành công!

1. Thời trang là danh mục được ưa thích nhất, tổng doanh thu ước đạt 10,14 tỷ USD; Điện tử & Truyền thông, ước đạt 7,61 tỷ USD.2. Người tiêu dùng coi trọng việc bảo vệ môi trường, quan tâm đến thực phẩm hữu cơ, sạch và tốt cho sức khỏe.3. Có một bộ phận người sử dụng tiếng Pháp, nhưng người bán có thể sử dụng tiếng Anh để tạo thông tin sản phẩm, công cụ phiên dịch của Amazon sẽ tự động chuyển thành giao diện tiếng Pháp.4. Văn hóa, mức độ phát triển kinh tế và xã hội của Canada có nhiều nét tương đồng với Mỹ.