Những khu vực, quận, huyện bị cấm đi lao động Hàn Quốc 2019
Những khu vực, quận, huyện bị cấm đi lao động Hàn Quốc 2019
Theo khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người lao động đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài theo hợp đồng có nghĩa vụ trở về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề. Nghiêm cấm tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng.
Do đó, sau khi hết hạn hợp đồng tại Hàn Quốc, người lao động Việt Nam cần phải trở về nước.
Theo pháp luật Hàn Quốc, trường hợp lao động cư trú bất hợp pháp tại đây có thể bị phạt tù đến 03 năm, phạt tiền lên đến 30 triệu won (tương đương hơn 500 triệu đồng), sau đó bị trục xuất về nước và hạn chế nhập cảnh vào Hàn Quốc.
Sau khi trở về Việt Nam, người lao động tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng đào tạo mà không phải do bị đe dọa, ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào và không thuộc trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn bị phạt hành chính từ 80 đến 100 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 46 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Việc người lao động tự ý ở lại Hàn Quốc sau khi hết hạn hợp đồng hoặc cư trú bất hợp pháp ở Hàn Quốc không chỉ đem đến nguy cơ cho bản thân người lao động mà còn ảnh hưởng đến việc hợp tác chung của giữa Việt Nam - Hàn Quốc trong vấn đề xuất khẩu lao động.
Hiện nay, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành liên tục tuyên truyền, vận động người lao động về nước đúng thời hạn hợp đồng và lao động đang cư trú bất hợp pháp về nước để tránh tình trạng bị địa phương bị đưa vào danh sách cấm xuất khẩu lao động tại nước ngoài.
Bởi việc áp dụng biện pháp tạm dừng tuyển chọn tại các địa phương được xác định dựa trên tỷ lệ và số lượng lao động của các địa phương cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Trên đây là danh sách những tỉnh bị cấm XKLĐ Hàn Quốc 2023 và mức phạt nếu cố tình ở lại Hàn Quốc sau khi hết hạn hợp đồng. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.
Tin vui với những ai muốn đi lao động Hàn Quốc theo chương trình EPS miễn phí vừa ra thì đồng thời Bộ LĐTB&XH cũng đưa ra công bố các tỉnh, thành phố, quận huyện bị cấm đi lao động Hàn Quốc, theo danh sách sau:
Mới đây, Website chính thức của Cục Quản lý lao động ngoài nước: http://dolab.gov.vn/ đã đăng tải thông báo tạm dừng tuyển chọn lao động theo Chương trình EPS đợt 1 năm 2023 tại một số địa phương.
Cụ thể, danh sách ghi nhận 04 tỉnh bị cấm XKLĐ Hàn Quốc năm 2023 bao gồm: Hà Tĩnh, Hải Dương, Nghệ An, Thanh Hóa.
Tuy nhiên không phải tất cả các quận/huyện tại 04 địa phương này đều bị cấm xuất khẩu lao động (XKLĐ) sang Hàn Quốc mà chỉ hạn chế với 08 quận/huyện/thành phố/thị xã sau đây:
Quận/huyện/thành phố/thị xã bị cấm XKLĐ Hàn Quốc
Huyện Nghi Xuân, huyện Cẩm Xuyên
Thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên
Huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa
Thông báo này được đưa ra sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã thống nhất ý kiến với nhau nhằm hạn chế tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.
Các địa phương kể trên hiện có số lượng lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc từ 70 người trở lên và tỷ lệ lao động hết hạn hợp đồng không về nước đúng hạn từ 27% trở lên.
Do đó, căn cứ theo Bản ghi nhớ về phái cử và tiếp nhận lao động lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình cấp phép việc làm (EPS) ký năm 2021 và Kế hoạch giảm lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tại phụ lục kèm theo Bản ghi nhớ này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc đã quyết định tạm dừng tuyển chọn lao động đi làm việc tại Hàn Quốc đối với lao động thuộc:
- Huyện Nghi Xuân, huyện Cẩm Xuyên (thuộc tỉnh Hà Tĩnh);
- Thành phố Chí Linh (thuộc tỉnh Hải Dương);
- Thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên (thuộc tỉnh Nghệ An);
- Huyện Đông Sơn, huyện Hoằng Hóa (thuộc tỉnh Thanh Hóa).
Tuy nhiên, việc cấm xuất khẩu lao động không áp dụng đối với người lao động đăng ký dự tuyển ngành ngư nghiệp, lao động theo Chương trình EPS về nước đúng thời hạn và người lao động cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc đã tự nguyện về nước trong khoảng thời gian phía Hàn Quốc thực hiện miễn xử phạt.