Quỹ đầu tư là quỹ huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư để đầu tư vào các loại tài sản theo mục tiêu được xác định như cổ phiếu, trái phiếu hay các loại tài sản khác. Khi đầu tư vào quỹ, bạn không cần mất nhiều thời gian để nghiên cứu thị trường mà chỉ cần tìm hiểu chiến lược đầu tư của quỹ nào phù hợp và có lợi nhuận tốt.
Quỹ đầu tư là quỹ huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư để đầu tư vào các loại tài sản theo mục tiêu được xác định như cổ phiếu, trái phiếu hay các loại tài sản khác. Khi đầu tư vào quỹ, bạn không cần mất nhiều thời gian để nghiên cứu thị trường mà chỉ cần tìm hiểu chiến lược đầu tư của quỹ nào phù hợp và có lợi nhuận tốt.
Quỹ dạng công ty: Đây thực chất là quỹ của một công ty uy tín. Họ sẽ lựa chọn một công ty quản lý và giám sát quỹ này và sẽ thay đổi nếu thấy hiệu quả không đạt như mong muốn.
Quỹ dạng hợp đồng: Ở dạng quỹ này, một công ty sẽ đứng ra mở quỹ và kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư khác để đầu tư theo mục tiêu và điều lệ mà công ty này đề ra.
Vì không được trực tiếp tham gia vào quá trình đầu tư của quỹ cho nên nhà đầu tư cần phải nghiên cứu và lựa chọn thật kỹ công ty quản lý quỹ có uy tín và có trách nhiệm.
Thứ hai, bạn cần chú ý tới các danh mục đầu tư của quỹ, xem chúng mang tính chất ngắn hạn hay dài hạn, có phù hợp với tình hình tài chính của mình hay không. Thông thường, các danh mục ngắn hạn sinh lời cao, nhưng khó nắm bắt, rủi ro cao, biến đổi bất ngờ, ngược lại, danh mục dài hạn sẽ ổn định hơn nên lợi nhuận thấp hơn.
Hãy chú ý đến cách phân bổ tỷ trọng các tài sản đầu tư, xem chiến lược của quỹ tập trung vào hoạt động nào, bảo toàn vốn hay sinh lời bất chấp?
Thứ ba, thường xuyên cập nhật bản cáo bạch của quỹ để dễ dàng phân tích thị trường cũng như tiềm năng hoạt động của quỹ ra sao.
Cuối cùng, nếu ứng dụng tài chính bạn có mục trải nghiệm người dùng, dành cho những người mới thì nên tham gia để hiểu được các quy luật hoạt động, quen các thao tác, nhận biết thời điểm mua/bán, biến động của quỹ cũng như sự vận động của dòng tiền trong quỹ.
Bạn có thể đăng ký đầu tư vào quỹ với số vốn chỉ từ 1 triệu đồng
Các tiêu chí lựa chọn ra quỹ đầu tư tốt nhất
Một vài tiêu chí tham khảo để có thể lựa chọn được quỹ đầu tư tốt nhất:
Quỹ đầu tư có lịch sử hình thành và hoạt động lâu năm trên thị trường tài chính, nhận được đánh giá tốt từ nhiều nhà đầu tư, các cơ quan truyền thông;
Quỹ đầu tư đang thu về lợi nhuận tốt so với mặt bằng chung các quỹ tương tự được quản lý bởi các công ty cùng ngành;
Danh mục đầu tư của quỹ đa dạng, trang web chuyên nghiệp, đầy đủ tài liệu và thường xuyên công bố thông tin, tạo sự tin tưởng với nhà đầu tư;
Đội ngũ tư vấn viên và các chuyên gia chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp cho nhà đầu tư bất cứ khi nào cần;
Thường xuyên công bố các thông tin về quỹ đầu tư như tăng trưởng ra sao, lợi nhuận như thế nào, đảm bảo luôn công khai và minh bạch;
Nhiều hình thức tiếp cận, tương tác với khách hàng như điện thoại tổng đài, email chăm sóc khách hàng, mạng xã hội, các ứng dụng tiện ích, chatbot…
Để tính được lợi nhuận khi tham gia đầu tư quỹ, bạn có thể áp dụng công thức tính lợi nhuận đầu tư hàng năm là:
Lợi nhuận = [(Giá cuối/Giá đầu) - 1] * 100
Giá cuối sẽ là giá trị vào cuối kỳ của CCQ mà bạn nắm giữ (đơn vị tính: NAV/CCQ)
Tương tự, giá đầu sẽ là giá trị đầu kỳ của CCQ mà bạn mua (đơn vị tính: NAV/CCQ)
NAV/CCQ là cách tính ra giá CCQ.
Giao diện ứng dụng của TOPI giúp bạn đầu tư vào các quỹ nhanh chóng, an toàn
Bước 1: Tại ứng dụng cửa hàng CH Play hoặc Appstore tìm và tải về app TOPI. TOPI là một app đầu tư, giao dịch mua/bán các sản phẩm từ vàng, tích lũy tiết kiệm, chứng chỉ quỹ và theo dõi chứng khoán.
Bước 2: Đăng ký tài khoản và liên kết với một tài khoản ngân hàng để tiện cho việc nạp tiền, rút tiền, chuyển khoản.
Bước 3: Sau khi có tiền trong tài khoản, bạn truy cập vào mục chứng chỉ quỹ bấm mua sản phẩm quỹ đã lựa chọn. Với 28 sản phẩm đến từ các công ty quản lý quỹ uy tín như Mirae Asset, Bảo Việt, Vinacapital, Dragon Capital, VNDirect, SSI, VCB, Bản Việt… Một số sản phẩm quỹ nổi bật như: VCBF-FIF, MAGEF, DCAF, BVPF, VESAF, VFF, VNDAF, SSISCA…
Lưu ý, với mỗi quỹ sẽ có hồ sơ rủi ro và mức lợi nhuận hàng năm riêng, nhà đầu tư có thể lựa chọn theo khẩu vị đầu tư của mình, từ mạo hiểm đến an toàn. Mục giới thiệu quỹ sẽ bao gồm các thông tin về sự tăng trưởng, đơn vị phân phối quỹ, loại quỹ, ngày khớp lệnh và phiên khớp lệnh tiếp theo, chiến lược đầu tư của quỹ kèm theo các loại phí giao dịch.
Bước 4: Theo dõi khoản đầu tư quỹ của mình cập nhật từng ngày trong mục “Của tôi” để cập nhật biến động của quỹ. Mặc dù các quyết định đầu tư nhà đầu tư không được trực tiếp tham gia, nhưng vẫn cần cập nhật biến động thường xuyên để có thể kịp thời cắt lỗ, bán CCQ khi cần thiết.
Từ các thông tin trên, bạn đã chọn được quy đầu tư phù hợp để tham gia chưa? Hãy đến với TOPI để tìm hiểu thêm nhiều hình thức đầu tư tài chính hiệu quả nhất nhé!
Quỹ đầu tư là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ.
I. Tìm hiểu chung về quỹ đầu tư
Quỹ đầu tư là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc các dạng tài sản đầu tư khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ.
– Phân loại theo phương thức huy động vốn
Theo phương thức huy động vốn, quỹ đầu tư được phân loại thành quỹ đại chúng và quỹ thành viên.
Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng. Quỹ đại chúng thường không bị pháp luật giới hạn về số lượng nhà đầu tư tối đa vào quỹ. Tuy nhiên, do số lượng các nhà đầu tư lớn nên quỹ đại chúng có nhiều giới hạn đầu tư do pháp luật quy định nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn vốn các nhà đầu tư vào quỹ.
Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán được lập bằng vốn góp của một số nhà đầu tư nhất định và không phát hành chứng chỉ quỹ ra công chúng. Luật chứng khoán năm 2006 quy định quỹ thành viên có tối đa không quá 30 thành viên và tất cả thành viên phải là pháp nhân. Thành viên của quỹ thông thường là những nhà đầu tư chuyên nghiệp và có năng lực tài chính mạnh như công ty tài chính, ngân hàng hoặc doanh nghiệp bảo hiểm.
– Phân loại theo nghĩa vụ đối với nhà đầu tư
Trên thế giới, quỹ đại chúng có nhiều dạng khác nhau. Cách phân loại phổ biến dựa vào tiêu chí nghĩa vụ của quỹ đối với nhà đầu tư, theo đó, quỹ đại chúng có hai loại là quỹ đóng và quỹ mở.
Quỹ đóng là loại quỹ mà theo đó, quỹ không có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ quỹ đầu tư được phát hành ra công chúng theo yêu cầu của nhà đầu tư. Do vậy, nhà đầu tư chỉ có thể thu hồi số vốn đầu tư bằng cách chuyển nhượng chứng chỉ quỹ đầu tư cho nhà đầu tư khác trên thị trường chứng khoán.
Quỹ mở là loại quỹ mà theo đó, quỹ có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ quỹ đầu tư theo yêu cầu của nhà đầu tư. Loại quỹ này có số vốn và số thành viên luôn biến động, nên thường chỉ xuất hiện ở những quốc gia có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Nhật Bản v.v..
– Phân loại theo cơ chế quản lý quỹ
Mô hình công ty: Là quỹ đầu tư có tư cách pháp nhân đầy đủ, được thành lập dưới hình thức công ty đầu tư cổ phần, có điều lệ hoạt động, vốn huy động từ các nhà đầu tư bằng cách phát hành cổ phiếu. Cổ phiếu của Quỹ có thể được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC. Những người góp vốn vào Quỹ sẽ trở thành những cổ đông được quyền hưởng như trong một công ty cổ phần truyền thống.
Mô hình tín thác: Là quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân. Với mô hình này, Quỹ đầu tư chỉ được coi là một khối lượng tiền do các nhà đầu tư góp vốn để sử dụng dịch vụ quản lý đầu tư chuyên nghiệp nhằm thu lợi nhuận. Quỹ không có Hội đồng quản trị, hoạt động trên cơ sở Chứng thư tín thác (trust deed) được ký kết giữa công ty quản lý Quỹ và Ngân hàng giám sát bảo quản. Chứng thư tín thác, được sự phê chuẩn của Bộ tài chính hoặc cơ quan chức năng, quy định mọi vấn đề đối với hoạt động của Quỹ nhằm đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư.
– Phân loại theo đối tượng đầu tư
Quỹ đầu tư trái phiếu (bond fund): Là quỹ đầu tư hoàn toàn vào một hoặc nhiều chủng loại trái phiếu như trái phiếu chuyển đổi (convertible bond), trái phiếu doanh nghiệp (corporate bond), trái phiếu chính phủ (government bond)
Quỹ đầu tư thị trường tiền tệ (Money market fund): Là quỹ đầu tư thị trường vốn ngắn hạn, mà bản chất là quỹ đầu tư tín thác (Quỹ mở) tập trung vào các sản phẩm trái phiếu ngắn hạn với các đặc điểm an toàn, lãi suất cao, thanh khoản cao.
Quỹ đầu tư kim loại quý (precious metals/ gold fund): Quỹ này đầu tư vào các loại kim loại như vàng, bạc, kim cương… hoặc cổ phiếu của các công ty kinh doanh các loại kim loại này. Sự tăng giảm giá trị ròng của quỹ phụ thuộc vào sự biến động giá của các kim loại này.
Quỹ đầu tư chỉ số (Index fund): Là quỹ có danh mục đầu tư được xây dựng để mô phỏng một chỉ số cụ thể (như S&P 500 hay VN-Index) nhằm mục đích đa dạng hóa danh mục và tối thiểu hóa rủi ro phi hệ thống. Loại quỹ này phù hợp với các nhà đầu tư thụ động bởi nó cho phép người quản lý bỏ ra ít công sức hơn so với các loại quỹ có danh mục biến đổi thường xuyên. Hai loại hình quỹ đầu tư chỉ số phổ biến là quỹ tương hỗ chỉ số và quỹ giao dịch chỉ số – Exchange Traded Fund (ETF). Exchange Traded Fund (Quỹ ETF) là một hình thức quỹ đầu tư thụ động mô phỏng theo một chỉ số cụ thể. Danh mục của ETF gồm một rổ chứng khoán có cơ cấu như cơ cấu của chỉ số mà nó mô phỏng. Theo đó, nhà quản lý quỹ không cần tích cực tái cơ cấu danh mục của quỹ mà chỉ cần bám sát theo rổ chứng khoán của chỉ số mục tiêu.
Quỹ khác: Bên cạnh đó, các quỹ còn có thể được chia theo phong cách quản lý, hay chiến lược đầu tư như Quỹ đầu tư danh mục linh hoạt (Flexible portfolio fund) cho phép các nhà quản lý tham gia hoặc phản ứng với các thay đổi điều kiện thị trường bằng việc đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, công cụ thị trường tiền tệ… tùy từng thời gian cụ thể
Bộ máy hoạt động của một quỹ đầu tư gồm các thành phần như sau
Đại hội đồng nhà đầu tư: bao gốn tất cả các nhà đầu tư thực hiện góp vốn lập nên quỹ, là cơ quan quyết định cao nhất cuả quỹ đầu tư chứng khoán
Ban đại diện quỹ: là các thành viên đại diện quỹ do hội người đầu tư bầu ra và hoạt động theo những nguyên tắc được quy định trong điều lệ quỹ. Ban đại diện quỹ thường được thành lập trong các quỹ đầu tư chứng khoán theo mô hình tín thác.
Công ty quản lý quỹ: là công ty có chức năng quản lý và điều hành các quỹ đầu tư CK.
Các tổ chức dịch vụ và cung ứng khách hàng: là các đại lý chuyển nhượng hay các tổ chức tư vấn đầu tư của quỹ…
Ngân hàng giám sát bảo đảm: là ngân hàng thương mại, thực hiện việc bảo quản lưu ký tài sản của quỹ, đồng thời giám sát công ty quản lý quỹ trong việc bảo vệ lợi ích của cổ đông.
Công ty kiểm toán: thực hiện việc kiểm tra, đánh giá khách quan và chính xác tình hình hoạt động của quỹ đầu tư, đảm bảo sự minh bạch.
Phương thức phát hành: Đối với quỹ đầu tư hoạt động theo mô hình công ty, quỹ có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn đầu tư. Đối với quỹ đầu tư dạng tín thác, quỹ sẽ phát hành chứng chỉ quỹ để huy động vốn đầu tư. Cũng như cổ phiếu phổ thông khác, chứng chỉ quỹ đầu tư có thể phát hành dưới hình thức ghi danh hoặc vô danh và có thể được chuyển nhượng như cổ phiếu.
Định giá phát hành: Đối với quỹ theo mô hình Công ty, việc định giá cổ phiếu quỹ là do các tổ chức bảo lãnh phát hành xác định. Đối với quỹ đầu tư tín thác, Công ty quản lý quỹ sẽ xác định giá chào bán ban đầu các chứng chỉ đầu tư của quỹ.
Phương thức chào bán: Về cơ bản, có hai phương thức chào bán: chào bán qua các chức bảo lãnh phát hành và do quỹ trực tiếp chào bán. Phương thức phổ biến nhất để bán cổ phần của quỹ đầu tư theo mô hình Công ty là qua các tổ chức bảo lãnh phát hành. Theo phương thức này, người bảo lãnh của quỹ đóng vai trò như người bán buôn và người phân phối đối với các hãng kinh doanh và môi giới chứng khoán. Các quỹ được trực tiếp bán cổ phiếu của nó cho nhà đầu tư không thông qua một trung gian nào. Các quỹ đầu tư dạng tín thác do Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập thường hay chào bán chứng chỉ đầu tư bằng hình thức này thông qua hệ thống mạng lưới của Công ty quản lý quỹ hoặc mạng lưới của ngân hàng giám sát.
Bất kỳ quỹ đầu tư chứng khoán nào được thành lập cũng nhằm đạt được những mục tiêu ban đầu. Thu nhập: nhanh chóng có nguồn chi trả cổ tức. Lãi vốn: làm tăng giá trị các nguồn vốn ban đầu thông qua đánh giá các cổ phiếu trong danh mục đầu tư của quỹ. Thu nhập và lãi vốn: sự kết hợp giữa hai yếu tố trên
Để đạt được các mục tiêu ban đầu, mỗi quỹ đều hình thành các chính sách đầu tư riêng của mình, trên cơ sở đó có thể xây dựng danh mục đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Người đầu tư sẽ lựa chọn và quyết định đầu tư vào quỹ theo khả năng và mức độ chịu rủi ro của mình dựa vào các thông tin về chính sách và mục tiêu đầu tư của quỹ. Chính sách và mục tiêu đầu tư của quỹ thường được thể hiện ở tên gọi của quỹ.
II. Các quỹ đầu tư tại Việt Nam
– Sự hình thành của quỹ nội tại Việt Nam
Quỹ đầu tư được hình thành đầu tiên tại Châu Âu vào giữa thế kỷ 19. Khái niệm quỹ đầu tư chứng khoán không mới trên thế giới nhưng trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn tương đối xa lạ và là công cụ đầu tư ít được các nhà đầu tư nhỏ lẻ quan tâm.
Ngành quản lý quỹ tại Việt Nam bắt đầu hình thành kể từ tháng 7/2003 với sự ra đời của Công ty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam, đánh dấu sự ra đời của một loại hình tổ chức kinh doanh chứng khoán mới trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Số lượng các công ty quản lý quỹ đã liên tục phát triển nhanh từ năm 2003 có 1 công ty quản lý quỹ đến năm 2008 có 44 công ty quản lý quỹ.
– Xu hướng hoạt động của các quỹ đầu tư nội tại Việt Nam
Quỹ đầu tư gia tăng về số lượng và đa dạng về loại hình
Quỹ đầu tư tại Việt Nam đã hình thành và nhanh chóng trở thành một trong những kênh đầu tư hấp đẫn cho các nhà đầu tư. Khởi đầu năm 2003 với một công ty quản lý quỹ đầu tiên và năm 2004 hình thành quỹ đầu tư đầu tiên thì sau 13 năm, hiện nay số lượng quỹ và các loại quỹ tại Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu đầu tư từ thị trường.
Nếu như tháng 3/2013, trên thị trường chỉ có 1 quỹ mở thì đến nay, sau 12 năm hình thành và phát triển, trên thị trường đã có 30 quỹ đầu tư chứng khoán (số lượng quỹ đại chúng chiếm 73%), bao gồm 1 quỹ đóng, 8 quỹ thành viên, 18 quỹ mở, 2 quỹ ETF và 1 quỹ bất động sản.
Tính đến 30/9/2016, tổng giá trị tài sản quản lý lên tới 7,171 tỷ đồng. Hầu hết các quỹ đều có mức tăng trưởng NAV (giá trị tài sản ròng) khá ổn định. Trong 9 tháng đầu năm 2016, tổng NAV của các quỹ tăng khoảng 2.6 tỷ đồng.
Quỹ mở dần chiếm ưu thế và thay thế quỹ đóng
Quỹ đóng ra đời đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 20/5/2004 là quỹ VF1 được cấp phép thành lập và được niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán HCM (HOSE) với số vốn ban đầu là 300 tỷ đồng. Giai đoạn đầu của quỹ đầu tư, quỹ đóng là quỹ được các nhà đầu tư tin tưởng, số lượng quỹ đóng tăng nhanh và chiếm phần lớn trong tổng quỹ đầu tư tại Việt Nam.
Năm 2008 số lượng quỹ đóng là 18 (chiếm 85% tổng số quỹ) như: quỹ tầm nhìn SSI, quỹ đầu tư cân bằng Prudential (PRUBF1), quỹ đầu tư tăng trưởng Manulife (MAFPF1) … Do nguồn vốn lớn và ổn định nên các chiến lược đầu tư của quỹ đóng mang tính dài hạn hơn quỹ mở và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, bản chất của quỹ đóng là không thực hiện mua lại chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư đến khi đóng quỹ, thời gian rút vốn dài từ 3-7 năm, chính vì thế các nhà đầu tư có nhu cầu rút vốn sẽ phải niêm yết chứng chỉ quỹ và bán trên thị trường thứ cấp. Quỹ đóng khi niêm yết nên các thông tin về kinh doanh cũng như về cổ đông góp quỹ sẽ được công bố ra công chúng. Những điều này cũng khiến nhiều nhà đầu tư không hài lòng và là nguyên nhân dẫn đến các quỹ đóng đang dần mất ưu thế và chuyển sang quỹ mở. Ví dụ như Quỹ đầu tư Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (VFMVF4), Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (FVMVF1), quỹ đầu tư năng động Việt Nam(VFA), Quỹ Đầu tư Việt Nam (BIMVIF)…
Đồng thời, trong 3 năm kể từ năm 2013 số lượng quỹ mở trên thị trường Việt Nam đã gia tăng một cách chóng mặt. Hiện nay, trong tổng số 30 quỹ đầu tư, số quỹ mở là 18 (chiếm 60% tổng số quỹ).Cụ thể, nếu năm 2012 số lượng quỹ đóng trên thị trường là 6 quỹ, thì đến năm 2016 số quỹ đóng trên thị trường chỉ còn 1 quỹ duy nhất Quỹ đầu tư tăng trưởng TVAM (FUCTVGF1) của công ty Quản lý quỹ Thiên Việt hoạt động và niêm yết trên sàn.
– Một số quỹ nội lớn tại Việt Nam
Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFMVF1)
Quỹ đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VFMVF1) là quỹ đại chúng đầu tiên của Việt Nam, với quy mô vốn ban đầu 300 tỷ đồng, thành lập năm 2004. Sau 10 năm hoạt động, Quỹ đầu tư VF1 đã chuyển đổi thành công từ quỹ đóng sang quỹ mở. Quỹ được phát hành bởi CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM) và được kiểm soát bởi Ngân hàng THHH một thành viên Standard Chartered (Việt Nam).
Quỹ đầu tư lợi thế cạnh tranh bền vững SSI (SSI-SCA)
Quỹ đầu tư lợi thế cạnh tranh bền vững SSI được thành lập ngày 26/09/2016 với vốn điều lệ ban đầu là 30 tỷ đồng. Quỹ là loại hình quỹ đầu tư dạng mở do Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (SSIAM) quản lý.
Quỹ ETF tại Việt Nam ra đời đầu tiên vào năm 2014 với tên gọi Quỹ VFMVN30. Hiện nay trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 2 quỹ ETF nội đó là: Quỹ đầu tư tăng trưởng TVAM (FUCTVGF1) và quỹ ETF VFMVN30 (E1VFVN30).
Nhìn chung, hơn 3 năm có mặt trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhưng dấu ấn mà các quỹ ETF nội để lại rất mờ nhạt. Dù kết hợp được cả đặc tính của 2 loại hình quỹ đóng và quỹ mở, tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn chưa thực sự mặn với loại hình quỹ này.
So với các quỹ ETF ngoại thì ETF nội có nguồn vốn thấp hơn và đây cũng là một thiệt thòi đáng kể. Vốn ít, nên những giao dịch của ETF nội khó lòng “tạo sóng” hay “gây bão” trên thị trường, để từ đó tạo ra sự cuốn hút riêng. Bên cạnh đó, các chỉ số mô phỏng là VN30 và HNX30 lại tăng trưởng kém tích cực trong 2 năm gần đây, dẫn đến điểm kém hấp dẫn của ETF trong con mắt của nhà đầu tư. Trong năm 2017, với việc ra đời của nhiều chỉ số khác, hy vọng sẽ đem lại một làn gió mới đối với dòng sản phẩm quỹ này.
2. Các quỹ ngoại trên thị trường Việt Nam
– Các giai đoạn phát triển của quỹ ngoại
Giai đoạn 1991 – 2001 (trước khi có thị trường chứng khoán Việt Nam): Hoạt động của các quỹ ngoại còn nhỏ lẻ, manh mún.
Quỹ ngoại xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam là Quỹ Vietnam Fund, thành lập năm 1991, với số vốn là 54.3 triệu USD. Tính đến trước khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997-1998, Việt Nam có tổng cộng 7 quỹ quản lý đầu tư với tổng số vốn ước khoảng 400 triệu USD. Trong năm 1996 và 1997, có 3 trong số 7 quỹ trên thông báo đóng cửa, giá tài sản của 4 quỹ còn lại giảm tới 44-48% so với giá trị tài sản thực tế ban đầu.
Lý do khiến các quỹ đầu tư vào Việt Nam còn ít, manh mún là trong giai đoạn này Việt Nam còn thiếu những cơ sở cần thiết nhất cho thị trường đầu tư. Từ năm 1992 đến năm 1998, chỉ có 38 doanh nghiệp tư nhân được thành lập và 128 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa.
Giai đoạn 2001 – 2005 (thị trường chứng khoán Việt Nam hình thành): Dòng quỹ ngoại bắt đầu quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam
Từ năm 2001 tới năm 2005, dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài bắt đầu quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam với 13 quỹ mới được thành lập có tổng quy mô vốn đạt 908 triệu USD.
Đây là kết quả của sự ra đời và phát triển của Sở Giao dịch Chứng khoán (SGDCK) Tp. Hồ Chí Minh (2000) và SGDCK Hà Nội (2005) cùng với hành lang pháp lý được điều chỉnh theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam, đơn cử như việc điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ của nhà ĐTNN, từ mức 20% lên mức 30% (2003) sau đó lên mức 49%.
Giai đoạn từ 2006 (Việt Nam gia nhập WTO) đến nay: Quỹ ngoại hoạt động mạnh mẽ, có vai trò quan trọng với thị trường chứng khoán Việt Nam
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế những năm 2006, 2007 đạt mức bình quân 7.5%/năm, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã nâng mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam từ mức B3 lên B1. Việc gia nhập WTO vào năm 2006 cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của TTCK đã giúp Việt Nam thu hút được đông đảo nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các quỹ đầu tư từ các nền kinh tế phát triển.
Cho đến năm 2014, đã có khoảng 25 quỹ đầu tư ngoại hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng quy mô vốn lên tới gần 4 tỷ USD. Năm 2014 cũng là năm ghi nhận kết quả hoạt động tích cực của các quỹ ngoại ở Việt Nam. Tăng cao nhất là Quỹ Vietnam Property Holding (quy mô 21 triệu USD) được quản lý bởi Công ty Quản lý Quỹ Saigon Asset Management (SAM) với mức tăng 34.5%. SAM còn có Quỹ Vietnam Equity Holding (75 triệu USD) có mức tăng gần 19%, nằm ở vị trí thứ 3 các quỹ tăng trưởng tốt nhất năm qua.
– Một số quỹ ngoại đang hoạt động tại Việt Nam
Hoạt động lâu đời nhất tại Việt Nam là quỹ Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) của Dragon Capital, quỹ đầu tư này được thành lập từ năm 1995, trước khi UBCKNN được thành lập. Sự gắn bó của Dragon Capital phần nào cho thấy nhà đầu tư lớn nhất này vẫn đang đặt niềm tin vào tiềm năng tăng trưởng của TTCK Việt.
Năm 2015, Dragon Capital đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử của quỹ, khi sáp nhập quỹ Vietnam Growth Fund (VGF) vào VEIL, để đưa giá trị tổng tài sản lên gần mức hơn 1 tỷ USD và trở thành quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Một Cái tên nổi bật khác là quỹ đầu tư Vietnam Opportunity Fund (VOF) được quản lý bởi Vina Capital. VOF được thành lập vào năm 2003 cũng đã trải qua 13 năm hoạt động. Hoạt động đầu tư của VOF khá đa dạng, bao gồm cả cổ phiếu niêm yết, private equity, cổ phiếu OTC, bất động sản và chứng chỉ quỹ niêm yết tại nước ngoài.
Mới đây, Vina Capital đã quyết định chuyển niêm yết lên sàn giao dịch chính của thị trường chứng khoán London với mã cổ phiếu VOF.L từ ngày 30/3/2016.
PYN Elite Fund (Non-Ucits), tiền thân là quỹ Mutual Fund Elite (Non-Ucits), được thành lập vào đầu năm 1999 bởi PYN Fund Management (Phần Lan). Đây là quỹ đầu tư hướng đến các thị trường tại khu vực châu Á, trừ Nhật Bản.
Trước đây, quỹ này đầu tư chủ yếu vào thị trường Thái Lan. Tính đến cuối tháng 12/2012, quỹ dành đến 85% tài sản để đầu tư vào thị trường này. Tuy nhiên, đến đầu năm 2013, PYN Elite Fund quyết định hiện thực hóa lợi nhuận các khoản đầu tư tại Thái Lan để rót vào những thị trường khác là Việt Nam và Trung Quốc.
Cập nhật báo cáo mới nhất – tháng 1/2017 của PYN, quỹ hiện đang quản lý tổng số vốn lên tới 342 triệu Euro, trong đó, dành tới 96% vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam, 4% cho Trung Quốc.
Xuất hiện muộn hơn so với các quỹ đóng và quỹ mở là các quỹ đầu tư mô phỏng chỉ số ETF. Với những ưu điểm như khả năng phân tán rủi ro tốt và cơ chế hoạt động như một quỹ mở, các quỹ đầu tư chỉ số dần khẳng định tên tuổi và có thời điểm “làm mưa làm gió” trên TTCK Việt Nam.
Hiện hai cái tên nổi bật nhất là FTSE Vietnam ETF thành lập năm 2008, được quản lý bởi Deutsche Bank AG có giá trị tài sản ròng 341 triệu USD và VanEck Vector Vietnam ETF (VNM) ra đời năm 2009, được quản lý bởi VanEck Global cũng đang có giá trị tài sản ròng ở mức 348 triệu USD.
Danh mục VanEck Vector Vietnam ETF
Không chỉ nâng cao quyền tự do đi lại, sự an toàn cá nhân, sở hữu Thẻ thường trú còn mang đến nhiều
Sinh sống tại một quốc qua ổn định và yên bình có thể đảm bảo sự an toàn cho nhà đầu trong trường hợp có bất ổn chính trị tại quê nhà. Đây là một loại bảo hiểm vô giá cho bạn và cả gia đình.
Nhiều hộ chiếu khá hạn chế, buộc công dân phải xin visa khi nhập cảnh vào một quốc gia khác. Thẻ thường trú có thể giúp nâng tầm quyền tự do đi lại của nhà đầu tư. Ví dụ, hộ chiếu Trung Quốc chỉ cho phép miễn thị thực nhập cảnh vào 58 quốc gia. Trong khi đó, Thường trú nhân Bồ Đào Nha cho phép tự do đi lại đến 26 quốc gia thuộc khối Schengen châu Âu. Sự khác biệt về quyền tự do đi lại tương đương với việc tiết kiệm thời gian khi nộp hồ sơ xin thị thực. Đồng thời mang lại sự tiện lợi cho các doanh nhân trên toàn thế giới.
Truy cập Passport Index để biết điểm miễn thị thực của các hộ chiếu trên thế giới.
Thông qua các chương trình đầu tư định cư, nhà đầu tư không chỉ được phép tự do đi lại giữa các quốc gia, mà còn mở ra vô vàn cơ hội kinh doanh, tiếp cận mạng lưới đối tác toàn cầu.
Thường trú nhân có thể được hưởng nhiều ưu đãi về thuế. Ví dụ, Bulgaria là một trong những quốc gia có mức thuế thu nhập thấp nhất ở châu Âu, cho phép các nhà đầu tư quản lý tài sản một cách hiệu quả hơn.
Thông qua các chương trình đầu tư định cư, nhà đầu tư và người phụ thuộc bao gồm vợ/chồng và con cái được hưởng các quyền lợi như công dân về y tế, giáo dục,… Đảm bảo mang đến một cuộc sống tốt hơn cho cả gia đình.
Giáo dục là nền tảng cho sự phát triển và thành công của thế hệ kế thừa. Con cái của đương đơn có thể tiếp cận hệ thống giáo dục tốt nhất thế giới với mức học phí chỉ bằng 1/3 học phí của du học sinh.
Trong khuôn khổ chương trình xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc của Đoàn công tác Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chiều ngày 7/3 đã có buổi làm việc với ông Lee Bok-hyun, Thống đốc Cơ quan giám sát tài chính Hàn Quốc (FSS).
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương cho biết hiện nay, Hàn Quốc là một trong 3 quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp cũng như gián tiếp lớn nhất vào Việt Nam và khẳng định Chính phủ Việt Nam cũng như Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán đã và đang tạo điều kiện tốt nhất để nhà đầu tư nước ngoài nói chung và nhà đầu tư Hàn Quốc nói riêng đầu tư vào thị trường vốn Việt Nam.
Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho biết thị trường vốn của Việt Nam những năm qua đã có những bước phát triển vượt bậc, khi năm 2001 chỉ có 3 cổ phiếu niêm yết thì đến nay thị trường đã có 1.600 doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch trên 2 sở Giao dịch chứng khoán.
Mức vốn hóa trên thị trường chứng khoán đã đạt 270 tỷ USD, đạt 63% GDP; số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán ngày càng đông với khoảng 7,4 triệu tài khoản nhà đầu tư, chiếm 7,2% dân số. Hiện nay, tổ chức xếp hạng FTSE Russell đang theo dõi xếp hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, sự tham gia của các nhà đầu tư Hàn Quốc khá tích cực. Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng vui mừng chia sẻ với Thống đốc tình hình hoạt động kinh doanh của 3 công ty quản lý quỹ và 8 công ty chứng khoán đến từ Hàn Quốc đang cung cấp các dịch vụ về chứng khoán cho nhà đầu tư trong và ngoài nước. Năm 2023, có 2 công ty chứng khoán nằm trong thị phần môi giới top 10 trong 82 công ty chứng khoán đang hoạt động bình thường trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tại buổi gặp mặt, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đánh giá cao sự hỗ trợ của Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hàn Quốc nói chung và FSS nói riêng. Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về công tác đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm giám sát thị trường và tăng cường chia sẻ thông tin giữa thị trường vốn của hai nước.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Lee Bok-hyun, Thống đốc FSS, cho biết hiện có nhiều quỹ hưu trí, quỹ đầu tư và nhà đầu tư quan tâm, mong muốn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Chính phủ Hàn Quốc cũng rất khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức tài chính, ngân hàng đầu tư ra nước ngoài và FSS rất hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào các thị trường lân cận và Việt Nam.
Đặc biệt, ông Lee Bok-hyun khẳng định FSS và Chính phủ Hàn Quốc mong muốn thị trường vốn Hàn Quốc cũng như Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để ngày càng phát triển ổn định. FSS sẵn sàng phối hợp với Uỷ ban Chứng khoán Việt Nam thực hiện các hoạt động hợp tác song phương, chia sẻ kinh nghiệm giữa hai cơ quan quản lý, giám sát thị trường chứng khoán.
Cũng tại buổi làm việc, hai bên cùng trao đổi, cung cấp nhiều thông tin, kinh nghiệm về quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực chứng khoán và vận hành thị trường chứng khoán.