Người tạm trú (bao gồm du học sinh, khách du lịch và người làm việc tạm thời) hoặc thường trú nhân ở Canada có thể được cấp thể bảo hiểm y tế của tỉnh bang/ vùng lãnh thổ và sẽ được miễn phí hầu hết các dịch vụ y tế.
Người tạm trú (bao gồm du học sinh, khách du lịch và người làm việc tạm thời) hoặc thường trú nhân ở Canada có thể được cấp thể bảo hiểm y tế của tỉnh bang/ vùng lãnh thổ và sẽ được miễn phí hầu hết các dịch vụ y tế.
Luật sư Lê Trung Phát, Giám đốc Hãng luật Lê Trung Phát, Đoàn luật sư TP.HCM, cho biết theo quy định của luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 thì bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng được quy định của luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Theo đó, trẻ em dưới 6 tuổi sẽ thuộc nhóm do ngân sách nhà nước đóng. Học sinh, sinh viên thuộc nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng (mức hỗ trợ tối thiểu là 30% hoặc cao hơn tùy vào ngân sách của một số địa phương có hỗ trợ thêm).
Luật sư Phát cho hay: “Học sinh, sinh viên là nhóm bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế, nhưng được nhà nước hỗ trợ mức đóng. Hiện nay, vì quy định theo nhóm đối tượng mua, hỗ trợ, không hỗ trợ... nên học sinh phải mua bảo hiểm y tế bắt buộc theo trường. Ngoại trừ học sinh thuộc nhóm gia đình hộ nghèo, dân tộc thiểu số thì không cần phải mua tại trường vì đã được địa phương nơi đang sinh sống dùng ngân sách để mua hỗ trợ".
Như vậy, nếu phụ huynh không mua bảo hiểm y tế cho con em mình, tức là đang làm không đúng với quy định nêu trên.
Theo thông tin bạn cung cấp thì thẻ BHYT của bạn tham gia tại công ty cũ đã hết hạn sử dụng. Do bạn đã nghỉ việc tại công ty (chấm dứt HĐLĐ) và không tiếp tục đi làm ở công ty khác nên không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. Nếu bạn muốn có thẻ BHYT để sử dụng đi khám chữa bệnh thì bạn có thể tham gia BHYT hộ gia đình.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.
1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này”.
Mức đóng mỗi tháng được quy định tại Điểm e, khoản 1, điều 7 Nghị định 146 năm 2018 của Chính phủ như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Theo khoản 8, Điều 13, Nghị định 146/NĐ-CP và điểm c khoản 3 Điều 16 của Luật bảo hiểm y tế quy định về thời hạn BHYT có giá trị sử dụng thì thẻ BHYT hộ gia đình có giá trị sử dụng từ ngày đóng tiền nếu bạn tham gia BHYT gián đoạn không quá 3 tháng; có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày đóng tiền nếu thời gian tham gia gián đoạn quá 3 tháng.
Như vậy, trường hợp thẻ BHYT bắt buộc của bạn hết thời hạn sử dụng nếu bạn tiếp tục tham gia BHYT hộ gia đình thời gian gián đoạn không quá 3 tháng thì thẻ BHYT hộ gia đình có giá trị kể từ ngày đóng tiền; nếu thời gian gián đoạn quá 3 tháng thì có giá trị sau 30 ngày kể từ ngày đóng tiền.
Đề nghị bạn liên hệ với đại lý thu BHXH, BHYT, UBND xã phường hoặc cơ quan BHXH nơi cư trú để làm thủ tục tham gia BHYT hộ gia đình.