Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Của Tây Nam Á

Tình Hình Phát Triển Kinh Tế Của Tây Nam Á

Xu thế hội nhập , quốc tế hoá trong khu vực và trên thế giới đang diễ ra hết sức mạnh mẽ . Hoà trong xu thế này , du lịch Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ cũng nhu thách thức mới trong quá trình phát triển và khẳng định mình . Sự bất ổn về kinh tế chính trị tại một loạt các quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây , phần nào có những tác động xấu đến du lịch Việt Nam . Tình hình này đặt nghành du lịch non trẻ của nước ta trước những thách thức khó khăn lớn . Nhưng bên cạnh đó , chính những bất ổn này , ở một khía cạnh nào đó lại là một cơ hội cho du lịch Việt Nam có những bước bứt phá . Để làm được điều đó , không phải dễ , nó đòi hỏi nguồn lực từ nhiều cơ quan , bộ , nghành , từ phía doanh nghiệp và chính những ngừơi dân . Tình hình kinh tế chính trị của mỗi quốc gia ảnh hưởng đến du lịch của quốc gia đó như thế nào và ở Việt Nam ra sao . Phân tích những tác động này, không chỉ cho chúng ta thấy được thực trạng đó , mà quan trọng hơn chúng ta thây được nhứng điểm mạnh , điểu yếu của du lịch Việt nam , đâu là thời cơ và đâu là thách thức . Chỉ có hiểu rõ như thế , chúng ta mới có thể đưa ra các đường lối , chính sách phát triển đúng đắn , nhằm khai thác và tận dụng tốt những nguồn lực , tiềm năng của đất nước phục vụ phát triển nhân lực . Phát triển du lịch là phát triển trong một tổng thể của nền kinh tế quốc dân , ổn định và hài hoà đối với các nghành , lĩnh vực kinh tế khác , phát triển du lịch đồng thời phải đảm bảo giữ gìn tình hình chính trị , an toàn xã hội của đất nước . Có thể nói phân tích những ảnh hưởng của nền kinh tế ,chính trị đến sự phát triển du lịch Việt Nam là một yêu cầu tất yếu trong bất cứ giai đoạn nào nhất là giai đoạn hiện nay , là một sinh viên em mong muốn được đặt mình và cương vị một nhà quản lý du lịch , nhìn nhận và đánh giá thực trạng này ở Việt Nam , đưa ra một vài kiến nghị nhỏ . Không phải với hy vọng định hướng cho du lịch Việt Nam phát triển mà là hy vọng qua đây có thể nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của tình hình kinh tế chính trị với sự phát triển của du lịch . Đó là lý do em chọn đề tài “Ảnh hưởng của tình hình kinh tế , chính trị đến sự phát triển du lịch ở Việt Nam I, C¬ së lý luËn chung

Xu thế hội nhập , quốc tế hoá trong khu vực và trên thế giới đang diễ ra hết sức mạnh mẽ . Hoà trong xu thế này , du lịch Việt Nam đang đứng trước nhiều thời cơ cũng nhu thách thức mới trong quá trình phát triển và khẳng định mình . Sự bất ổn về kinh tế chính trị tại một loạt các quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây , phần nào có những tác động xấu đến du lịch Việt Nam . Tình hình này đặt nghành du lịch non trẻ của nước ta trước những thách thức khó khăn lớn . Nhưng bên cạnh đó , chính những bất ổn này , ở một khía cạnh nào đó lại là một cơ hội cho du lịch Việt Nam có những bước bứt phá . Để làm được điều đó , không phải dễ , nó đòi hỏi nguồn lực từ nhiều cơ quan , bộ , nghành , từ phía doanh nghiệp và chính những ngừơi dân . Tình hình kinh tế chính trị của mỗi quốc gia ảnh hưởng đến du lịch của quốc gia đó như thế nào và ở Việt Nam ra sao . Phân tích những tác động này, không chỉ cho chúng ta thấy được thực trạng đó , mà quan trọng hơn chúng ta thây được nhứng điểm mạnh , điểu yếu của du lịch Việt nam , đâu là thời cơ và đâu là thách thức . Chỉ có hiểu rõ như thế , chúng ta mới có thể đưa ra các đường lối , chính sách phát triển đúng đắn , nhằm khai thác và tận dụng tốt những nguồn lực , tiềm năng của đất nước phục vụ phát triển nhân lực . Phát triển du lịch là phát triển trong một tổng thể của nền kinh tế quốc dân , ổn định và hài hoà đối với các nghành , lĩnh vực kinh tế khác , phát triển du lịch đồng thời phải đảm bảo giữ gìn tình hình chính trị , an toàn xã hội của đất nước . Có thể nói phân tích những ảnh hưởng của nền kinh tế ,chính trị đến sự phát triển du lịch Việt Nam là một yêu cầu tất yếu trong bất cứ giai đoạn nào nhất là giai đoạn hiện nay , là một sinh viên em mong muốn được đặt mình và cương vị một nhà quản lý du lịch , nhìn nhận và đánh giá thực trạng này ở Việt Nam , đưa ra một vài kiến nghị nhỏ . Không phải với hy vọng định hướng cho du lịch Việt Nam phát triển mà là hy vọng qua đây có thể nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của tình hình kinh tế chính trị với sự phát triển của du lịch . Đó là lý do em chọn đề tài “Ảnh hưởng của tình hình kinh tế , chính trị đến sự phát triển du lịch ở Việt Nam I, C¬ së lý luËn chung

Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch

a) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 11/2024 ước đạt 562,0 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 5.822,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,7%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,8% (cùng kỳ năm 2023 tăng 7,0%).

Trong tháng Mười Một, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa[3] sơ bộ đạt 66,4 tỷ USD, giảm 4,1% so với tháng trước và tăng 9,0% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%[4]. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 24,31 tỷ USD.

+ Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11/2024 sơ bộ đạt 33,73 tỷ USD, giảm 5,3% so với tháng trước và tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 369,93 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 103,88 tỷ USD, tăng 20,0%, chiếm 28,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 266,05 tỷ USD, tăng 12,4%, chiếm 71,9%.

+ Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu mười một tháng năm 2024 nhóm hàng công nghiệp chế biến sơ bộ đạt 325,52 tỷ USD, chiếm 88,0%.

+ Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 11/2024 sơ bộ đạt 32,67 tỷ USD, giảm 2,8% so với tháng trước và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 345,62 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 126,05 tỷ USD, tăng 18,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 219,57 tỷ USD, tăng 15,2%.

+ Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu mười một tháng năm 2024, nhóm hàng tư liệu sản xuất sơ bộ đạt 323,72 tỷ USD, chiếm 93,7%.

– Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa mười một tháng năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 108,9 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 130,2 tỷ USD.

– Cán cân thương mại hàng hóa tháng Mười Một sơ bộ xuất siêu 1,06 tỷ USD. Tính chung mười một tháng năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ xuất siêu 24,31 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 26,2 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 22,17 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 46,48 tỷ USD.

c) Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

– Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2024 tăng 0,13% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng Mười Một tăng 2,65% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,77%. Bình quân mười một tháng năm 2024, CPI tăng 3,69% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,7%.

– Chỉ số giá vàng tháng 11/2024 tăng 2,26% so với tháng trước; tăng 32,91% so với tháng 12/2023; tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước; bình quân mười một tháng năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 28,42%.

– Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 11/2024 tăng 1,76% so với tháng trước; tăng 4,22% so với tháng 12/2023; tăng 3,63% so với cùng kỳ năm trước; bình quân mười một tháng năm 2024 tăng 4,97%.

d) Vận tải hành khách và hàng hóa

Vận tải hành khách tháng 11/2024 ước đạt 464,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 23,8 tỷ lượt khách.km, tăng 12,0%. Tính chung mười một tháng năm 2024, vận tải hành khách ước đạt 4.596,7 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 250,9 tỷ lượt khách.km, tăng 11,6%.

Vận tải hàng hóa tháng 11/2024 ước đạt 246,2 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 49,6 tỷ tấn.km, tăng 14,4%. Tính chung mười một tháng năm 2024, vận tải hàng hóa ước đạt 2.420,4 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 493,5 tỷ tấn.km, tăng 11,5%.

Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11/2024 tăng cao, đạt 1,7 triệu lượt người, tăng 38,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung mười một tháng năm 2024, khách quốc tế đến nước ta đạt hơn 15,8 triệu lượt người, tăng 41,0% so với cùng kỳ năm trước.

– Công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, ngành thực hiện kịp thời, hiệu quả. Theo báo cáo từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trong mười một tháng năm nay, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ cho người dân gần 21,8 nghìn tấn gạo, trong đó: Chính phủ hỗ trợ 10,4 nghìn tấn gạo cứu đói nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn cho 693,4 nghìn nhân khẩu; hỗ trợ hơn 5,9 nghìn tấn gạo cứu đói giáp hạt năm 2024 cho 396,3 nghìn nhân khẩu; các địa phương cũng xây dựng kế hoạch, chủ động bố trí ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa để hỗ trợ gần 5 nghìn tấn gạo cho các hộ nghèo, cận nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn.

– Trong mười một tháng năm 2024, cả nước có 114,9 nghìn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (18 ca tử vong); 67,9 nghìn trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; 14,3 nghìn trường hợp sốt phát ban nghi sởi (04 ca tử vong); 74 trường hợp tử vong do bệnh dại; 532 trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút (06 ca tử vong); 22 trường hợp mắc viêm màng não do não mô cầu; 10 trường hợp mắc bạch hầu (01 ca tử vong); 01 trường hợp mắc cúm A và đã tử vong.

– Trong tháng Mười Một (từ 26/10-25/11/2024), cả nước đã xảy ra 1.994 vụ tai nạn giao thông. Tính chung mười một tháng năm 2024, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 21.453 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.940 người, bị thương 15.896 người. Bình quân một ngày trong mười một tháng năm 2024, trên địa bàn cả nước xảy ra 64 vụ tai nạn giao thông, làm chết 30 người, bị thương 47 người.

– Thiệt hại do thiên tai trong tháng Mười Một chủ yếu do ảnh hưởng của mưa lớn, lũ, ngập lụt. Tính chung mười một tháng năm nay, thiên tai làm 541 người chết và mất tích, 2.189 người bị thương; 299,1 nghìn ngôi nhà bị sập đổ và hư hỏng; gần 5,3 triệu con gia súc, gia cầm bị chết; 92,2 nghìn ha hoa màu và 314,8 nghìn ha lúa bị ngập, hư hỏng; tổng giá trị thiệt hại về tài sản ước tính 84.345,1 tỷ đồng, gấp hơn 19,1 lần cùng kỳ năm 2023.

– Trong tháng (từ 18/10-17/11/2024), các cơ quan chức năng phát hiện 978 vụ vi phạm môi trường tại 49/63 địa phương. Tính chung mười một tháng năm nay, các cơ quan chức năng phát hiện 20.260 vụ vi phạm môi trường, trong đó xử lý 18.623 vụ với tổng số tiền phạt 280,9 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.

– Trong mười một tháng năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 3.772 vụ cháy, nổ, làm 96 người chết và 111 người bị thương, thiệt hại ước tính 454,3 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước./.

[1] Nguồn: Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhận ngày 02/12/2024. Thực hiện Nghị định số 62/2024/NĐ-CP ngày 07/6/2024 của Chính phủ (có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2024), thời kỳ số liệu về đăng ký doanh nghiệp trong tháng được tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng báo cáo. Riêng đối với các chỉ tiêu thời điểm (doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể), thời kỳ số liệu các tháng trước thời điểm 01/8/2024 được tính từ ngày 21 của tháng trước tháng báo cáo đến ngày 20 của tháng báo cáo.

[2] Kim ngạch xuất khẩu tính theo giá F.O.B và kim ngạch nhập khẩu tính theo giá C.I.F (bao gồm chi phí vận tải, bảo hiểm của hàng nhập khẩu).

[3] Số liệu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ tháng 11/2024 do Tổng cục Hải quan cung cấp ngày 3/12/2024.

[4] Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa mười một tháng năm 2023 đạt 620,2 tỷ USD, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 323,2 tỷ USD, giảm 5,7%; nhập khẩu đạt 297,0 tỷ USD, giảm 13,3%.

Nhân dịp Hội nghị Bộ trưởng Tài chính các nền kinh tế APEC thường niên lần thứ 18 được tổ chức tại Honolulu, Hawaii, Hoa Kỳ vào ngày 10/11/2011, Bộ trưởng Vương Đình Huệ đã dẫn đầu đoàn Bộ Tài chính Việt Nam tham gia Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần này, Cổng TTĐT Bộ Tài chính tổng hợp giới thiệu một số nét về lịch sử APEC:

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH APEC (Cập nhật tháng 8 / 2011)

Thành lập tháng 11/1989, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế  châu Á – Thái Bình Dương (APEC) là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước và khu vực khác. Hiện nay, APEC có 21 thành viên chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và đóng góp khoảng 55% GDP toàn cầu và gần 43 % thương mại thế giới.

- Kinh tế toàn cầu:  Sự gia tăng của quá trình toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực khiến các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng tính phụ thuộc vào nhau. Trong khi đó, vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ GATT có nguy cơ không đạt được kết quả như mong đợi, đã  thúc đẩy thêm quá trình khu vực hoá với sự hình thành các khối mậu dịch khu vực lớn trên thế giới như EU, NAFTA, AFTA...

- Kinh tế khu vực:  Khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Á là những nền kinh tế năng động trên thế giới vào những năm 1980 có tốc độ tăng trưởng trung bình là 9-10%/năm. Mặc dù vậy, chưa có hình thức hợp tác kinh tế thương mại có hiệu quả trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương để thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

- Chính trị:  Sự điều chỉnh chiến lược của các quốc gia lớn vào cuối những năm 80 khi chiến tranh lạnh chấm dứt, đặc biệt là sự hội tụ về lợi ích kinh tế cũng như chính trị giữa những nước lớn dẫn tới việc hình thành một cơ cấu kinh tế thương mại trong khu vực.

- Các nước đang phát triển: (ASEAN) cũng muốn tăng cường tiếng nói trong khu vực để thúc đẩy phát triển kinh tế, nhưng không muốn làm lu mờ những cơ chế hợp tác chính trị sẵn có.

2. Sáng kiến của Ô-xtrây-lia về  việc thành lập APEC

Ngay từ những năm 1960, ý tưởng về liên kết kinh tế khu vực đã được một số  học giả người Nhật đưa ra. Năm 1965, hai học giả người Nhật Bản Kojima và Kurimoto đã  đề nghị thành lập một "Khu vực mậu dịch tự do Thái Bình Dương" mà thành viên gồm năm nước công nghiệp phát triển, có thể mở cửa cho một số thành viên liên kết là các nước đang phát triển ở khu vực lòng chảo Thái Bình Dương. Sau đó, một số học giả khác như Tiến sĩ Saburo Okita (cựu Ngoại trưởng Nhật) và Tiến sĩ John Crawford (Đại học Tổng hợp Quốc gia Ôt-xtrây-lia) đã sớm nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng sự hợp tác có hiệu quả về kinh tế ở khu vực. Tư tưởng này đã thúc đẩy những nỗ lực hình thành Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC) năm 1980. Chính PECC sau này đã cùng với ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chế độ tư vấn kinh tế rộng rãi giữa các nền kinh tế trong khu vực cũng như thúc đẩy ý tưởng thành lập APEC.

Vào cuối những năm 1980, một số quan chức chính phủ Nhật Bản, đặc biệt Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp (MITI) lúc đó là Hajime Tamura, đã gợi ý thành lập một diễn đàn hợp tác có tính chất kỹ thuật về các vấn đề kinh tế khu vực. Mỹ lúc đầu tỏ ra ít quan tâm đến gợi ý này vì đang tập trung thúc đẩy tiến triển của vòng đàm phán U-ru-goay của GATT và hình thành Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), trong khi chính phủ Công Đảng của Thủ tướng Bob Hawke ở Ôt-xtrây-lia lúc đó đã nhận thức được tầm quan trọng thiết yếu của mối quan hệ kinh tế, thương mại với châu á đối với Ôt-xtrây-lia nên đã kịp thời nắm bắt và thúc đẩy ý tưởng về một diễn đàn hợp tác kinh tế.

Tháng 1 năm 1989, tại Xê-un, Hàn Quốc, Thủ tướng Bob Hawke đã nêu ý tưởng về việc thành lập một Diễn đàn tư vấn kinh tế cấp Bộ trưởng ở châu á - Thái Bình Dương với mục đích phối hợp hoạt động của các chính phủ nhằm đẩy phát triển kinh tế ở khu vực và hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương. Nhật Bản, Ma-lai-xia, Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po, Bru-nây, In-đô-nê-xia, Niu Di-lân, Ca-na-đa và Mỹ đã ủng hộ sáng kiến này. Tháng 11 năm 1989, các Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế của các nước nói trên đã họp tại Can-bê-ra, Ôt-xtrây-lia quyết định chính thức thành lập APEC.

3. Quy chế thành viên và quan sát viên của APEC

Việc soạn thảo qui chế thành viên của APEC được giao cho các quan chức cao cấp của APEC thực hiện và  đệ trình lên Hội nghị Bộ trưởng xem xét và  Hội nghị các nhà Lãnh đạo Cấp cao APEC thông qua vào kỳ họp hàng năm tại Van-cu-vơ, Ca-na-đa, tháng 11 năm 1997. Về cơ bản, nước hoặc vùng lãnh thổ kinh tế, muốn trở thành thành viên APEC phải có đủ một số điều kiện cần thiết như sau:

1- Vị trí địa lý: nằm ở khu vực châu  á - Thái Bình Dương, tiếp giáp với bờ biển Thái Bình Dương.

2- Quan hệ kinh tế: có các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với các nền kinh tế thành viên APEC về thương mại hàng hóa và dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài và sự tự do đi lại của các quan chức.

3- Tương đồng về kinh tế: chấp nhận chính sách kinh tế mở cửa theo hướng thị trường.

4- Quan tâm và chấp thuận các mục tiêu của APEC: tỏ rõ mối quan tâm mạnh mẽ tới các lĩnh vực hoạt động của APEC bằng cách tham gia vào các Nhóm công tác hoặc nghiên cứu độc lập và các hoạt động khác của APEC. Tuy nhiên, không có mối liên quan đặc biệt nào giữa việc tham gia vào các Nhóm công tác của APEC và việc trở thành thành viên. Nước muốn trở thành thành viên phải hoàn toàn chấp nhận những mục tiêu và nguyên tắc cơ bản được đề ra trong các Tuyên bố và Quyết định của APEC, kể cả các nguyên tắc đồng thuận và tự nguyện.

Ngoài quy chế thành viên chính thức, APEC còn có  quy chế quan sát viên dành cho ba tổ chức khu vực là Ban Thư ký ASEAN, Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC) và Diễn đàn Đảo Thái Bình Dương (PIF), không có quy chế quan sát viên cho một nước hay vùng lãnh thổ riêng biệt. Quan sát viên có thể tham dự các cuộc họp từ cấp Bộ trưởng trở xuống và tham gia vào các hoạt động của APEC. Các nước không phải thành viên APEC có thể được tham gia các hoạt động với tư cách khách mời tại các Nhóm công tác của APEC.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và  Kinh tế tổ chức ở Can-bê-ra tháng 11/1989 theo sáng kiến của Ôt-xtrây-lia, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được thành lập với 12 thành viên thuộc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là Mỹ, Nhật, Ôt-xtrây-lia, Niu Di-lân, Ca-na-đa, Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Xinh-ga-po, Bru-nây, In-đô-nê-xia và Ma-lai-xia.

Cho đến nay, APEC đã có 21 thành viên. Hiện APEC  đã tạm ngưng kết nạp các thành viên mới để ổn định và củng cố tổ chức.

Đến nay, với 21 nền kinh tế thành viên với khoảng 2,7 tỷ dân; chiếm 55% GDP thế giới và 43%, trị giá thương mại đạt 19.000 tỷ đô la Mỹ GDP chiếm 47% thương mại thế giới. APEC bao gồm cả hai khu vực kinh tế mạnh và năng động nhất thế giới: khu vực Đông á và khu vực Bắc Mỹ (gồm Mỹ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô) với những nét đặc thù và vô cùng đa dạng về chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa. Trung bình GDP các nước thành viên APEC đạt mức tăng trưởng khaỏng 7% so với 5% của các nước không thành viên. Chỉ trong mười năm đầu tồn tại và phát triển, các nền kinh tế thành viên APEC đã đóng góp gần 70% cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn cầu.

II. MỤC TIÊU, QUY TẮC HOẠT ĐỘNG APEC

Mục đích chung của APEC đã được xác định ngay từ Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ  nhất ở Can-bê-ra, Ôt-xtrây-lia năm 1989. Mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế của khu vực  đòi hỏi phải thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương mở, tập trung giải quyết những vấn đề kinh tế nhằm tăng cường lợi ích chung thông qua việc khuyến khích các luồng hàng hoá, dịch vụ, vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ giữa các thành viên.

Những yêu cầu cơ bản trên được đúc kết thành các mục tiêu cơ bản của APEC tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ ba ở Xê-un, Hàn quốc năm 1991. Tại Hội nghị này, các Bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố Xê-un, đặt nền móng cho sự phát triển của APEC như một khuôn khổ hợp tác khu vực với 4 mục tiêu là:

- Duy trì sự tăng trưởng và phát triển của khu vực vì lợi ích chung của các dân tộc trong khu vực, và bằng cách đó đóng góp vào sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thế giới;

- Phát huy các kết quả tích cực đối với khu vực và nền kinh tế thế giới do sự tuỳ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng về kinh tế tạo ra, khuyến khích các luồng hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ;

- Phát triển và tăng cường hệ thống thương mại đa phương mở vì lợi ích của các nước châu á - Thái Bình Dương và các nền kinh tế khác;

- Cắt giảm những hàng rào cản trở việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư giữa các thành viên phù hợp với các nguyên tắc của GATT/WTO ở những lĩnh vực thích hợp và không làm tổn hại tới các nền kinh tế khác.

Tầm nhìn của APEC được hoạch định một cách cụ thể hơn vào năm 1994, tại Hội nghị Cấp cao ở Bô-go, In-đô-nê-xi-a, các nhà Lãnh đạo APEC đã tiến một bước lớn hướng tới mục tiêu dài hạn về thương mại và đầu tư tự do và mở cửa trong khu vực châu á - Thái Bình Dương. Tuyên bố về Quyết tâm chung của Hội nghị nhấn mạnh: "Chúng ta nhất trí tuyên bố cam kết hoàn thành việc đạt được mục tiêu về thương mại, đầu tư tự do và mở trong khu vực châu á - Thái Bình Dương vào năm 2010 đối với các thành viên phát triển và năm 2020 đối với các thành viên đang phát triển".

Mục tiêu Bogor là cam kết tự nguyện dựa trên sự tin cậy và cam kết cố gắng hết mình. APEC hoạt động nhằm tạo dựng môi trường để di chuyển hàng hoá, dịch vụ và con người giữa các nước trong khu vực một cách an toàn và hiệu quả  hơn thông qua thống nhất chính sách và hợp tác kinh tế và kỹ thuật. Sự hợp tác này nhằm giúc người dân APEC có cơ hội tiếp cận đào tạo và khoa học kỹ thuật để tận dụng những lợi thế của tự do thương mại và đầu tư.

Để đạt được mục tiêu Bogor của APEC vì một môi trường kinh tế và thương mại tự do và mở cửa hơn ở Châu Á Thái Bình Dương, các nền kinh tế APEC đã tuân thủ lộ trình chiến lược do các Nguyên thủ APEC đề ra tại OSAKA, Nhật bản năm 1995, Lộ trình này được gọi là Chương trình hành động OSAKA.

Chương trình hành động OSAKA hoạch định một khuôn khổ để đạt được Mục tiêu Bogor thông qua tự hoá thương mại và đầu tư, thuận lợi hoá kinh doanh và các hoạt động ngành nghề, thông qua đối thoại chính sách và hợp tác kỹ thuật.

Cụ thể, theo Chương trình hành đọng OSAKA APEC đã đề ra một số quy tắc chung được áp dụng cho toàn bộ tiến trình tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại của APEC.

+ Nguyên tắc toàn diện : Tiến trình tự do hóa thương mại, đầu tư được tiến hành một cách toàn diện  ở tất cả các lĩnh vực kinh tế,thương mại và đầu tư.

+ Nguyên tắc phù hợp với các nguyên tắc của WTO : các quy định của WTO được xem như là kim chỉ  nam cho hoạt động của Diễn đàn.

+ Nguyên tắc đảm bảo tính tương xứng : đòi hỏi các quốc gia trong Diễn đàn phải đảm bảo tính tương xứng trong việc thực hiện tự do hóa, thuận lơi hóa thương mại và đầu tư phù hợp với mức độ tự do hóa và thuận lợi hóa ở mỗi quốc gia.

+ Nguyên tắc không phân biệt đối xử : Các nước trong Diễn đàn sẽ áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử đối với các quốc gia thành viên và không phải là thành viên trong tiến trình tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư.

+ Nguyên tắc đảm bảo công khai, minh bạch hóa : Các chính sách, luật pháp của các quốc gia trong Diễn đàn phải được công khai, minh bạch hóa.

+ Nguyên tắc ngày càng giảm các biện pháp bảo hộ. Các quốc gia thành viên phải tuân thủ các mức độ bảo hộ đã thoả thuận hiện tại, chỉ giảm chứ không tăng các biện pháp bảo hộ hiện tại.

+ Nguyên tắc linh hoạt : yêu cầu áp dụng tiến trình tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư một cách linh hoạt, không được cứng nhắc. Bởi vì các quốc gia trong Diễn đàn có sự phát triển không đồng đều nên các quốc gia sẽ căn cứ vào khả năng phát triển của quốc gia mình mà có phương thức, thời hạn thực hiện phù hợp trên cơ sở vận dụng một cách linh hoạt các quy định của Diễn đàn.

+ Nguyên tắc tiến trình tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư : Đòi hỏi các quốc gia thành viên phải đồng loạt tiến hành triển khai, thực hiện liên tục và hoàn thành tiến trình tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư theo thời gian biểu thích hợp.

+ Nguyên tắc hợp tác : APEC chủ trương đẩy mạnh hợp tác kinh tế và kỹ thuật để thúc  đẩy tăng trưởng kinh tế cân đối, ổn định, bền vững của các quốc gia trong Diễn đàn.

APEC hoạt động dựa trên 3 trụ cột chính:

- Tự do hoá thương mại và đầu tư

Được đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC lần 4, họp tại Manila, Philippines, vào tháng 11/1996, Chương trình hành động Manila gồm 3 phần chính:

- Kế hoạch hành động riêng của mỗi nước hội viên (IAPs). Tất cả các nước APEC phải chuẩn bị và cập nhật thông tin cuả các Kế hoạch hành động riêng của mình.

Ở hội nghị Manila này 18 nước hội viên của APEC đã đệ trình và công khai hóa tiến trình thực hiện cắt giảm thuế và hàng rào phi thuế quan của nước mình, để thực hiện mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư từ ngày 1.1.1997 đến năm 2010 hoặc năm 2020 (tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi nước). Mỗi kế hoạch hành động riêng của mỗi nước hội viên bao gồm 15 lĩnh vực theo chương trình hành động Osaka. Các chương trình thuộc những lĩnh vực sau:

•    Thuế quan: liên tục giảm thuế, làm rõ. Công khai hoá chính sách thuế cuả nước mình.   •    Phi thuế quan: liên tục giảm hàng rào phi thuế quan; làm rõ, công khai hoá chính sách phi thuế quan cuả nước mình.

•    Dịch vụ: liên tục giảm những hạn chế để mở cửa cho thương mại dịch vụ; Đặc biệt là 4 lĩnh vực: viễn thông, giao thông vận tải, năng lượng, dịch vụ.

•    Đầu tư: thực hiện tự do hoá chế độ đầu tư dành cho nhau ưu đãi tối huệ quốc (MFN) và đãi ngộ quốc gia, tạo thuận lợi cho đầu tư.

•    Thống nhất tiêu chuẩn hoá và đánh giá sự phù hợp.

•    Thống nhất thủ tục Hải quan.

•    Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

•    Chính sách cạnh tranh công bằng.

•    Công khai hoá kế hoạch thu chi của Chính phủ.

•    Nới lỏng cơ chế quản lý thương mại quốc tế.

•    Xây dựng quy chế xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu.

•    Ban hành cơ chế hoà giải tranh chấp giữa các nước APEC.

•    Tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh thương mại cuả các nước APEC.

•    Thực hiện những kết quả cuả vòng đàm phán Uruguay (vòng đàm phán WTO).

•    Thu thập và xử lý thông tin của các nước.

Trong các Kế hoạch hành động riêng của mỗi thành viên cần nêu rõ thực trạng, những rào cản trong từng lĩnh vực, các biện pháp để tự do hoá thương mại và đầu tư, cùng lộ trình thực hiện.

- Kế hoạch hành động tập thể (CAPs)

Nội dung của kế hoạch này là các nước thành viên thuộc APEC cùng tiến hành những biện pháp nhằm loại bỏ những trở ngại cho quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà kinh doanh giảm chi phí khi hoạt động trên thị trường APEC. Có nhiều biện pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch hành động này. Những biện pháp sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thương mại và đầu tư.

Thực hiện sự thống nhất và vi tính hóa hệ  thống hải quan của các nước APEC.

•    Tăng cường áp dụng chế độ tối huệ quốc MFN, GSP khi buôn bán giữa các nước hội viên.

•    Giảm dần và tiến tới hủy bỏ các hình thức trợ cấp xuất khẩu.

•    Hủy bỏ việc cấm xuất khẩu, nhập khẩu, cũng như các biện pháp hạn chế thương mại bất hợp lý. Gây áp lực với các nước hội viên không đưa ra những biện pháp phi thuế mới cản trở tự do hóa thương mại.

•    Công khai các chế độ, quy định về đầu tư. Xuất bản sách "Hướng dẫn chế độ đầu tư APEC"

•    Thực hiện tiêu chuẩn hóa chất lượng quản trị cho phù hợp với ISO.

•    Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

•    Thống nhất chính sách cạnh tranh bình đẳng.

•    Thuận lợi hóa việc đi lại và giao lưu của doanh nhân...

- Các hoạt động hợp tác kinh tế - kỹ thuật

Gồm các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ  tầng, phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở tự  nguyện, cùng có lợi.

Trong APEC, các hoạt động hợp tác kinh tế - kỹ  thuật được viết tắt là “ Ecotech”. Tại hội nghị Manila năm 1996, các nhà lãnh đạo cuả các nước thành viên APEC đã thống nhất về 6 khu vực ưu tiên hoạt động trong Ecotech:

•    Phát triển nguồn vốn kinh doanh

•    Tạo điều kiện an toàn và phát triển một thị trường vốn hiệu quả;

•    Củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng;

•    Trang bị những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong tương lai;

•    Khuyến khích phát triển môi trường cạnh tranh;

•    Khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hiện nay, APEC đang phát triển 250 hoạt động cuả Ecotech.

1.1 Hội nghị không chính thức các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC (AELM)

Hội nghị các nhà Lãnh đạo cao nhất của các thành viên APEC được tổ chức hàng năm bắt đầu từ năm 1993. Tháng 11 năm 1993 tại Seattle (Mỹ) theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn, lần đầu tiên trong lịch sử, 14 vị nguyên thủ quốc gia và đứng đầu chính phủ của các thành viên APEC đã gặp gỡ và trao đổi về các vấn đề kinh tế. Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ nhất đã nâng vị thế của APEC lên tầm cao mới trên trường quốc tế, như Tuyên bố chung của các nhà Lãnh đạo khẳng định: "Cuộc họp của chúng ta phản ánh sự nổi lên của một tiếng nói mới cho khu vực châu á - Thái Bình Dương trong các vấn đề quốc tế"

Để tăng cường hơn nữa cam kết ở cấp Lãnh đạo cao nhất của các thành viên đối với các mục tiêu và tiến trình của APEC, kể từ năm 1993, các thành viên APEC đã nhất trí tổ chức Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC mỗi năm một lần vào dịp cuối năm, năm 2003 là Hội nghị lần thứ 11 được tổ chức tại Băng-cốc, Thái Lan vào tháng 10. Việc lập ra cơ chế Hội nghị Cấp cao thường niên với tư cách là cơ quan quyết định chính sách cao nhất của APEC đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự phát triển của APEC.

Giáo sư C.F. Bergsten, Chủ tịch "Nhóm Danh nhân" (EPG) đã nhận xét: "Các nhà lãnh đạo tại Seattle đã bắt đầu một quá trình biến APEC từ  một cơ chế thuần tuý là tư vấn trở thành một tổ chức quốc tế thực sự". Trong khuôn khổ các Hội nghị Cấp cao, tiến trình hợp tác APEC được thúc đẩy mạnh mẽ và đạt những kết quả đáng kể. Kết quả đạt được từ các Hội nghị Cấp cao đã từng bước hoàn thiện những quan điểm chung của APEC, cụ thể hóa các mục tiêu cũng như thời biểu của APEC tiến đến tự do hóa thương mại và đầu tư thành Kế hoạch Hành động Tập thể và Kế hoạch Hành động Riêng lẻ của từng nền kinh tế thành viên.

1.2 Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC

Hội nghị Bộ trưởng APEC họp lần đầu tiên tại Can-bê-ra, Ôt-xtrây-lia tháng 11 năm 1989 với sự tham gia của các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế của 12 nền kinh tế thành viên. Hội nghị Bộ trưởng được tổ chức hàng năm theo nguyên tắc luân phiên giữa các nước thành viên APEC. Thành viên đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng hàng năm sẽ giữ ghế Chủ tịch Hội nghị.

Hội nghị Bộ trưởng APEC quyết định phương hướng hoạt động của APEC và ấn định thời gian thực hiện chương trình hành động cho năm sau. Các quyết định của Hội nghị được thể hiện trong Tuyên bố chung, bao gồm:

- Quyết định về các vấn đề tổ chức: xác định mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của APEC; thành lập các uỷ ban, hội đồng...; thành lập quỹ APEC và qui định tỷ lệ đóng góp của các thành viên; vấn đề kết nạp thành viên mới.

- Quyết định nguyên tắc, mục tiêu, nội dung các chương trình hoạt động và đánh giá tiến trình hợp tác của APEC cũng như công tác của các Uỷ ban, các Nhóm công tác và các Nhóm đặc trách.

- Xem xét và đánh giá việc thực hiện các sáng kiến của Hội nghị Cấp cao Không chính thức.

- Thông qua dự thảo chương trình hành động về tự do hóa thương mại và đầu tư, sau đó đệ trình lên Hội nghị Cấp cao xem xét và quyết định cuối cùng. Trong khuôn khổ APEC, ngoài Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC được tổ chức thường niên, các Hội nghị Bộ trưởng khác có tính chất chuyên ngành được triệu tập khi cần thiết để giải quyết các vấn đề cụ thể, liên quan tới lợi ích chung của các thành viên.

1.3 Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC)

2.1. Hội nghị các Quan chức Cao cấp (SOM)

Hội nghị  này được tổ chức thường kỳ giữa hai Hội nghị Bộ trưởng hàng năm nhằm chuẩn bị và đưa ra các khuyến nghị trình Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề tổ chức, chương trình hoạt động của APEC, chương trình hành động tiến tới tự do hóa thương mại và đầu tư, kế hoạch hành động của các nền kinh tế thành viên và các chương trình hợp tác kinh tế, khoa học - công nghệ của APEC, xem xét và điều phối ngân sách và chương trình công tác của các Uỷ ban, các Nhóm công tác và Nhóm đặc trách.

Trước Hội nghị Quan chức Cao cấp, sẽ có các cuộc họp của các Nhóm công tác liên quan gồm đại diện cho các thành viên APEC để chuẩn bị những nội dung cần thiết báo cáo lên Hội nghị các Quan chức Cao cấp.

Hội nghị các Quan chức Cao cấp có trách nhiệm thúc đẩy tiến trình APEC phù hợp với các quyết định của Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế, Hội nghị Bộ trưởng và chương trình hành động thông qua tại hội nghị này.

2.2. Uỷ ban Thương mại và Đầu tư

Uỷ ban Thương mại và Đầu tư (CTI) được thành lập năm 1993 trên cơ sở Tuyên bố về "Khuôn khổ hợp tác và đầu tư" của Hội nghị Bộ trưởng. Uỷ ban Thương mại và Đầu tư có nhiệm vụ thúc đẩy hợp tác về tự do hóa thương mại và tạo môi trường đầu tư cởi mở hơn giữa các nền kinh tế thành viên. Uỷ ban Thương mại và Đầu tư soạn thảo báo cáo hàng năm trình Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề liên quan tới thương mại và đầu tư trong khu vực đồng thời chỉ đạo các Tiểu ban và Nhóm chuyên gia trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể. Uỷ ban Thương mại và Đầu tư là một trong số các cơ quan chủ chốt của APEC giúp thực hiện Kế hoạch Hành động Ô-xa-ca và Kế hoạch Hành động Manila (MAPA) trong một số lĩnh vực như Thuế quan và các biện pháp phi quan thuế, Dịch vụ, Giảm bớt các quy định, Hoà giải tranh chấp, Thực hiện kết quả Vòng đàm phán U-ru-goay, Đầu tư, Thủ tục Hải quan, Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn, Đi lại của Doanh nhân, Sở hữu trí tuệ, Chính sách Cạnh tranh, Chi tiêu chính phủ, Quy định nguồn gốc xuất xứ. Để có thể thực hiện tốt vai trò của mình trong 15 lĩnh vực hợp tác quan trọng trên của APEC, mỗi năm Uỷ ban Thương mại và Đầu tư nhóm họp ba lần và đây đã thực sự trở thành một diễn đàn hiệu quả đối với các nền kinh tế thành viên để trao đổi các vấn đề về thương mại và chính sách.

2.3. Uỷ ban SOM về Hợp tác Kinh tế-Kỹ thuật

Tiểu ban SOM về Hợp tác Kinh tế-Kỹ thuật (ESC) được thành lập năm 1998 nhằm hỗ trợ Hội nghị Quan chức Cao cấp (SOM) trong việc phối hợp và quản lý các hoạt động hợp tác kinh tế-kỹ thuật (ECOTECH) và triển khai các sáng kiến hợp tác trong lĩnh vực này của các nền kinh tế thành viên APEC. Mới đầu đây chỉ là Tiểu ban về ECOTECH, năm 2002 đổi tên thành Uỷ ban SOM về Hợp tác Kinh tế-Kỹ thuật (ESC). Bằng việc thúc đẩy hợp tác và xác định những lĩnh vực ưu tiên trong khuôn khổ hợp tác ECOTECH, Uỷ ban SOM về Hợp tác Kinh tế-Kỹ thuật cùng với các diễn đàn khác trong APEC giữ vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của APEC.

Tại Hội nghị  các Quan chức Cao cấp tháng 2 năm 2003, các thành viên APEC đã nhất trí thông qua bốn lĩnh vực ưu tiên của ECOTECH trong thời gian tới là: (i) Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu; (ii) Xây dựng năng lực chống khủng bố; (iii) đẩy mạnh và phát triển kinh tế tri thức; và (iv) Giải quyết những tác động xấu của Toàn cầu hóa.

Muốn thúc  đẩy hợp tác trong khuôn khổ ECOTECH cần có sự  hỗ trợ đắc lực của các thể chế tài chính, bởi vậy Uỷ ban SOM về Hợp tác Kinh tế-Kỹ thuật đang tiến hành nghiên cứu cách thức để APEC có thể tăng cường hợp tác cùng có lợi với các tổ chức tài chính quốc tế cũng như các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực Hợp tác Kinh tế-Kỹ thuật, đặc biệt là hợp tác về chuyên gia kỹ thuật và xây dựng năng lực giữa các thành viên APEC; đồng thời không ngừng tăng cường phối hợp giữa Uỷ ban SOM về Hợp tác Kinh tế-Kỹ thuật với các diễn đàn khác của APEC.

Uỷ ban Kinh tế (EC) được thành lập tại Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ sáu tháng 11 năm 1994 để thực hiện việc nghiên cứu các xu hướng và vấn đề kinh tế thông qua các chỉ số kinh tế cơ bản. Uỷ ban Kinh tế là một diễn đàn thúc đẩy đối thoại giữa các nền kinh tế thành viên về các vấn đề kinh tế, dự báo, xu hướng kinh tế trong khu vực để tạo ra một khung cảnh rộng hơn cho sự hợp tác trong APEC. Hoạt động của Uỷ ban đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho việc soạn thảo chính sách trong các diễn đàn khác của APEC.

Trước đây khi chưa có Uỷ ban SOM về Hợp tác Kinh tế-Kỹ thuật, Uỷ ban Kinh tế có nhiệm vụ chuẩn bị Báo cáo về Hợp tác kinh tế và kỹ thuật trong APEC, tập trung vào những vấn đề năng lượng, môi trường, cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, dân số, phát triển bền vững, thương mại và đầu tư. Trong lĩnh vực tự do hóa thương mại và đầu tư, các dự án nghiên cứu của Uỷ ban bao gồm nghiên cứu tác động về mặt kinh tế của quá trình tự do hóa thương mại, tác động của tự do hóa đầu tư và các nguyên tắc tự do hóa đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài và các chính sách cạnh tranh, chính sách sở hữu trí tuệ, hợp tác tiểu khu vực và tác động của nó tới APEC. Hiện nay, Uỷ ban Kinh tế đang xúc tiến nghiên cứu một số vấn đề kinh tế và hợp tác kinh tế, trong đó bao gồm triển vọng kinh tế khu vực hàng năm và vai trò của các thể chế tài chính; thuận lợi và khó khăn cũng như lợi ích của việc cơ cấu lại nền kinh tế; các vấn đề liên quan đến Kinh tế mới và Kinh tế tri thức; và một số chương trình hỗ trợ quá trình Tự do hoá, Thuận lợi hóa Thương mại và Đầu tư trong APEC.

2.5. Uỷ ban Ngân sách và Quản lý

Uỷ ban Ngân sách và Quản lý (BMC) được thành lập năm 1993, có chức năng tư vấn cho các quan chức cao cấp về những vấn đề ngân quỹ, quản lý  và điều hành. Uỷ ban này được trao quyền  đánh giá cơ cấu chung của ngân sách hàng năm và xem xét các ngân sách hoạt động do các Nhóm công tác, các Uỷ ban đưa ra, và ngân sách hành chính do Ban thư ký đưa ra. Uỷ ban có quyền đánh giá về hoạt động của các Nhóm công tác và khuyến nghị với các quan chức cao cấp APEC về các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả; xem xét các khoản chi tiêu của Nhóm công tác và dự án của các Nhóm đặc trách. Uỷ ban Ngân sách và Quản lý họp mỗi năm hai lần thường vào cuối tháng ba và tháng bảy.

Uỷ ban Ngân sách và Quản lý có chức năng giải quyết các vấn đề liên quan đến ngân sách chung của APEC hay phí đóng góp của mỗi nền kinh tế thành viên. Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ tư năm 1992 quyết định thành lập Ban Thư ký APEC và quỹ tài chính chung do các thành viên đóng góp. Mức đóng góp căn cứ trên GNP của từng nền kinh tế thành viên và bình quân GNP/người trong ba năm gần nhất. Hiện trong APEC đang có bốn mức phí đóng góp: đứng đầu là Mỹ và Nhật Bản, đóng góp tới 18% tổng ngân quỹ; tiếp đến là Xinh-ga-po, Hồng Công, Niu Di-lân đóng 2,75%; xếp hàng thứ ba là Trung Quốc, Ôt-xtrây-lia, Ca-na-đa, Mê-hi-cô, Hàn Quốc, Đài Loan, Liên bang Nga; đóng góp mức thấp nhất là Chi-lê, Ma-lai-xia, Thái Lan, Phi-líp-pin, Bru-nây, In-đô-nê-xia, Pa-pua Niu Ghi-nê, Pê-ru, Việt Nam, mỗi thành viên đóng góp 1,5% ngân quỹ. Cho đến nay, Quỹ chung của APEC gồm ba khoản chính: (i) Chi phí hành chính cho hoạt động của APEC, cụ thể là chi phí cho hoạt động của Ban Thư ký; (ii) Chi phí cho các dự án của APEC; (iii) Quỹ đặc biệt để thúc đẩy Tự do hóa và Thuận lợi hóa Thương mại và Đầu tư trong APEC, quỹ này do Nhật Bản đóng góp (năm 1995, Nhật Bản cam kết sẽ đóng góp 10 tỷ yên để hỗ trợ cho việc thúc đẩy Tự do hóa và Thuận lợi hóa Thương mại và Đầu tư).

Các Nhóm công tác có chức năng thực hiện nhiệm vụ do các nhà Lãnh đạo, Bộ trưởng và quan chức cao cấp giao cho. Cho tới nay trong APEC đã lập ra 11 Nhóm công tác phụ trách các lĩnh vực sau: Hợp tác Kỹ thuật Nông nghiệp, Năng lượng, Nghề cá, Phát triển Nguồn nhân lực, Khoa học và công nghệ, Bảo vệ tài nguyên biển, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Thông tin và Viễn thông, Du lịch, Xúc tiến thương mại, Vận tải. Phần lớn hoạt động của các Nhóm là khảo sát tiềm năng phát triển và thúc đẩy sự tăng trưởng trong các lĩnh vực do từng Nhóm phụ trách. Thông qua các hoạt động này, các thành viên APEC xây dựng những mối liên hệ thực sự giữa các đại diện chính giới, giới doanh nghiệp và học giả.

Hoạt động của các Uỷ ban chuyên đề, các Nhóm đặc trách của SOM và các Nhóm công tác là  nền tảng chủ yếu của diễn đàn APEC. Thực tế,  đây là những diễn đàn nhỏ để các thành viên thảo luận, tư vấn chính sách và hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể. Những nghiên cứu của các Nhóm đặc trách, các chương trình hợp tác do các Nhóm công tác soạn thảo là cơ sở chủ yếu để Hội nghị Bộ trưởng đưa ra các quyết định liên quan đến phương hướng hoạt động của APEC.

2.7. Các Nhóm đặc trách của SOM

Bên cạnh các Nhóm công tác, Hội nghị Quan chức Cao cấp (SOM) đã lập ra ba Nhóm đặc trách nhằm xác  định các vấn đề và đưa ra khuyến nghị  về những lĩnh vực quan trọng cần xem xét trong khuôn khổ hợp tác của APEC. Hiện đang có ba Nhóm đặc trách của SOM là: Nhóm đặc trách về Mạng các điểm liên hệ về giới (Gender Focal-Points Network), Nhóm chỉ đạo về thương mại điện tử (Electronic Commerce Steering Group) và Nhóm đặc trách về Chống khủng bố (Counter-Terroism Task Force).

Nhóm đặc trách về Mạng các điểm liên hệ về giới được thành lập từ năm 2003 nhằm tiếp tục các chương trình về hội nhập giới và thúc đẩy sự tham gia của nữ  giới vào các hoạt động thương mại trong khu vực APEC. Tiền thân của nhóm đặc trách này là Nhóm Tư vấn Ad Hoc của SOM về Hội nhập giới (the SOM Ad Hoc Advisory Group on Gender Integration - AGGI) tồn tại từ năm 1999 đến năm 2002.

Nhóm đặc trách về thương mại điện tử  được thành lập từ tháng 2 năm 1999 với vai trò  phối hợp và thúc đẩy các hoạt động hợp tác thương mại điện tử của APEC thông qua hệ thống các quy định, luật lệ, chính sách minh bạch và nhất quán. Những nỗ lực của Nhóm đặc trách về thương mại điện tử trong thời gian vừa qua đã góp phần nâng cao lòng tin của các nền kinh tế thành viên vào lĩnh vực thương mại điện tử, và qua đó khuyến khích việc sử dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử như In-tơ-nét để tiến hành trao đổi thương mại, làm đơn giản hóa cách thức trao đổi giữa các nền kinh tế.

Nhóm đặc trách về Chống khủng bố được thành lập tại Hội nghị các Quan chức Cao cấp tháng 2 năm 2003, nhằm triển khai Tuyên bố của các nhà Lãnh đạo về Chống khủng bố và Thúc đẩy tăng trưởng được thông qua tháng 10 năm 2002 tại Mê-hi-cô. Nhóm đặc trách về Chống khủng bố có chức năng giúp đỡ các nền kinh tế thành viên trong việc xác định và đánh giá những biện pháp cần thiết để chống khủng bố, phối hợp các chương trình hỗ trợ về kỹ thuật và năng lực, và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa APEC với các tổ chức quốc tế và khu vực trong các vấn đề liên quan đến chống khủng bố. Các lĩnh vực ưu tiên trong chương trình hoạt động của Nhóm đặc trách về Chống khủng bố là: Sáng kiến về Bảo đảm An ninh Thương mại trong khu vực APEC (the Secure Trade in the APEC Region - STAR); ngăn cấm việc hỗ trợ tài chính cho các hoạt động khủng bố; tăng cường an ninh mạng; sáng kiến an ninh năng lượng; và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.

Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ tư  ở Băng Cốc năm 1992 nhận thấy cần phải có một cơ chế giúp việc hiệu quả để hỗ trợ  và phối hợp các hoạt động trong APEC nhằm tăng cường vai trò và hiệu quả của APEC trong xúc tiến hợp tác kinh tế khu vực, đã nhất trí thành lập Ban Thư ký APEC, đặt trụ sở tại Xinh-ga-po, và lập một quỹ chung của APEC.

Ban Thư ký APEC đứng đầu là một Giám  đốc Điều hành, do nước giữ ghế Chủ tịch APEC cử với thời hạn một năm. Một phó giám đốc điều hành do nước sẽ giữ chức Chủ tịch APEC vào năm tiếp theo cử. Đây là các quan chức của Chính phủ mang hàm Đại sứ. Ngoài ra, Ban Thư ký APEC hiện có khoảng 20 Giám đốc chương trình do các nền kinh tế thành viên tiến cử, 25 nhân viên chuyên nghiệp (cũng được biệt phái từ các nước thành viên) và các nhân viên phục vụ.

Ban Thư ký làm việc dưới sự chỉ đạo của Hội nghị Quan chức cao cấp và có quan hệ thông tin trực tiếp thường xuyên với các thành viên, các Uỷ ban, các Nhóm công tác và các Nhóm đặc trách

Là Diễn đàn phát triển năng động nhất trên thế giới, APEC ngày càng tỏ rõ sức sống mạnh mẽ sau 19 năm tồn tại và phát triển, góp phần thúc đẩy mở cửa và hợp tác về kinh tế – thương mại giữa các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và hình thành cơ chế buôn bán mở toàn cầu.

APEC sẽ tiếp tục thúc đẩy ba trụ cột hợp tác, đi theo lộ trình đã đặt ra nhằm thực hiện mục tiêu Bô-go, với ưu tiên hàng đầu là ủng hộ hệ thống thương mại đa biên, xây dựng môi trường kinh doanh an toàn, minh bạch và thuận lợi cho doanh nghiệp.

Về tự do hoá thương mại và đầu tư, một trong những chủ đề của APEC 2001 là “tăng cường tự do hoá thương mại và đầu tư” bên cạnh việc phổ biến lợi ích của toàn cầu hoá và nền kinh tế mới. APEC sẽ chuyển sang đặt trọng tâm vào việc cải thiện IAP như là công cụ chính đề tiến hành tự do hoá bằng cách xây dựng IAP điện tử (e-IAP). Các thành viên sẽ lần lượt tự nguyện tiến hành tham vấn rà soát (Peer Review).

Năm 2005 APEC đã hoàn thành tiến hành rà soát giữa kỳ quá trình thực hiện mục tiêu Bô-go của các thành viên, từ đó đề ra Lộ trình Bu-san, trong đó đưa ra những biện pháp cần thiết nhằm cố gắng mục tiêu Bô-go được thực hiện đúng thời hạn.

Kế hoạch hành động Hà Nội được thông qua trong năm 2006 sẽ là cơ sở cho các hoạt  động hợp tác kinh tế thương mại của APEC trong 15 năm tới và góp phần tăng cường và hoàn thiện các cơ chế hợp tác của APEC. Các nền kinh tế  APEC cũng thảo luận các mục tiêu của APEC sau khi hoàn thành mục tiêu Bô-gô.

Tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư đang và sẽ trở thành một ưu tiên chính trong APEC.

Với những khó khăn đặt ra trong quá trình thực hiện tự do hoá, APEC sẽ tập trung nhiều hơn vào trụ cột thuận lợi hoá, coi đây là một biện pháp quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu Bô-go. Tại Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC được tổ chức tháng 6/2002 tại Thượng Hải, các Bộ trưởng đã thông qua “Bộ Nguyên tắc về Thuận lợi hoá Thương mại của APEC” và chỉ thị cho SOM triển khai các chương trình xây dựng năng lực nhằm giúp các thành viên thực hiện các nguyên tắc này trên cơ sở tự nguyện. Sau khi tổng kết mục tiêu giảm 5% chi phí giao dịch thương mại giai đoạn 2001-2006, APEC sẽ bắt đầu thực hiện mục tiêu giảm tiếp 5% chi phí giao dịch giai đoạn 2006-2010.

APEC đồng thời sẽ tiếp tục xây dựng các điều khoản mẫu tham chiếu cho việc xây dựng các thỏa thuận tự do hóa thương mại khu vực và song phương để thúc đẩy tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại.

Trong bối cảnh thời hạn thực hiện mục tiêu Bô-gô đang đến gần, khu vực mậu dịch tự do Châu Á-Thái Bình Dương  như là một cơ chế hiện thực hóa Bô-gô là một viễn cảnh đang được APEC bàn đến. Bên cạnh đó, vấn đề hợp tác kinh tế kỹ thuật (ECOTECH), trong đó nhấn mạnh đến công tác xây dựng năng lực, thu hẹp khoảng cách, phát triển nguồn nhân lực đã và đang trở thành một vấn đề được đề cập nhiều trong APEC.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và Kinh tế mới cùng với sự  phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin như hiện nay, các Nhà Lãnh đạo APEC nhận thức rõ sự cần thiết phải tập trung nhiều hơn vào các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật nhằm giảm khoảng cách về phát triển trong APEC, giúp các thành viên đang phát triển theo kịp xu thế phát triển của kỷ nguyên công nghệ thông tin. Thông qua các Hội nghị cấp Bộ trưởng về vấn đề Phát triển nguồn nhân lực, nhiều dự án được thực hiện hướng vào mục tiêu thu hẹp khoảng cách về kỹ thuật số, giúp các thành viên đang phát triển thực hiện các Hiệp định của WTO. Trong những năm tới, bên cạnh việc chú trọng vào chương trình thuận lợi hoá thương mại và đầu tư, chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật cũng sẽ được đẩy mạnh hơn trong các hoạt động của APEC.

Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi sâu sắc, chủ nghĩa khủng bố và sự gia tăng của các mối đe dọa phi truyền thống đang đặt ra những thách thức mới cho môi trường kinh doanh, đầu tư trong khu vực, APEC ngày càng quan tâm đến các vấn đề an ninh, chính trị, đẩy mạnh hợp tác về an ninh con người, chống tham nhũng, minh bạch hoá, an ninh con người. Tuy nhiên, hầu hết các thành viên APEC vẫn cho rằng cần phải duy trì bản chất hợp tác kinh tế cũng như những nguyên tắc cơ bản của diễn đàn này. Với sự ra đời của Hội nghị Cấp cao Đông Á, các thành viên phát triển như Mỹ, Úc, Nhật càng quan tâm tới APEC, nâng cao cam kết với Diễn đàn này để làm đối trọng với Hội nghị Cấp cao Đông Á.

APEC cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy tiến trình cải cách APEC theo hướng hiệu quả, năng động hơn và  tăng cường tính liến kết nhằm giúp APEC vượt qua thách thức, nắm bắt các cơ hội trong môi trường thế  giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng. Ban Thư k‎ý APEC sẽ được củng cố theo hướng chuyên nghiệp hơn, với Giám đốc Điều hành theo nhiệm kỳ cố định. Cải cách APEC sẽ là một quá trình lâu dài và phức tạp do một số thành viên phát triển muốn đẩy mạnh cải cách APEC theo hướng thể chế hóa trong khi những các thành viên đang phát triển khác vẫn mong muôn duy trì cơ chế hợp tác Diễn đàn của APEC.

Việt Nam được kết nạp và trở thành thành viên của APEC tại Hội nghị cấp cao APEC lần thứ  5 diễn ra tại tại Canada từ ngày 14 - 15/11/1998. Việc trở thành thành viên APEC có ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam, trên cả hai bình diện chính trị và kinh tế.

Về chính trị, Việt Nam đã nâng cao vị thế  của mình và có tiếng nói mạnh hơn trên trường quốc tế. Các hội nghị thường niên cấp bộ trưởng, đặc biệt là hội nghị của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế là cơ hội quý báu cho Việt Nam tham gia vào các cuộc đàm phán song phương cấp cao và quyết định các vấn đề quan trọng của khu vực.

Về kinh tế, Việt Nam có điều kiện tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý thông qua các hoạt động đầu tư, thương mại với các thành viên APEC, trong đó có những nền kinh tế hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Canada. Các hoạt động thường niên của cộng đồng doanh nghiệp APEC như Hội nghị Thượng đỉnh các Tổng Giám đốc/ Chủ tịch công ty, Hội chợ Cơ hội Đầu tư, Đối thoại giữa các Nguyên thủ và Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC) đã giúp Việt Nam kết nối hiệu quả với cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực trên cơ sở quan hệ hợp tác cùng có lợi.

Với Việt Nam, APEC hiện là khu vực đầu tư  trực tiếp lớn nhất, với 65,6% tổng số vốn  đầu tư. Trong 14 đối tác đầu tư lớn nhất (trên 1 tỉ USD) vào Việt Nam thì đã có 10 đối tác thuộc APEC với tổng vốn 39,5 tỉ USD, chiếm 95,6% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của APEc  và chiếm 62,7% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của tất cả các nước vào Việt Nam.APEC là khu vực có lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam, trong đó Nhật Bản là nước có số vốn ODA lớn nhất trong tất cả các nước và vùng lãnh thổ, và các tổ chức quốc tế tài trợ cho Việt Nam.Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nền kinh tế thành viên APEC cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, khoảng 60% giá trị xuất khẩu và 80% giá trị nhập khẩu. 9 nước và vùng lãnh thổ có kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD vào Việt Nam đều là thành viên APEC. Riêng lượng nhập khẩu từ 9 nền kinh tế này đã chiếm hơn 90% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.

Trong tổng số khách quốc tế đến Việt Nam thì APEC đã chiếm  tới 75,7% khách du lịch nước ngoài. 10/14 nước, vùng lãnh thổ có lượng khách du lịch tới Việt Nam đông nhất đều là thành viên APEC như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan...

Nhận thức tầm quan trọng của APEC, Việt Nam đã nỗ lực trở thành một thành viên tích cực, có vai trò và uy tín trong diễn đàn, và đã đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu của APEC. Việt Nam đã đưa ra sáng kiến thành lập Quỹ hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ và Xúc tiến đầu tư trong APEC vào năm 2003. Năm 2005, Việt Nam đã chủ động tài trợ cho sáng kiến Thúc đẩy hành động của APEC sẵn sàng ứng phó với dịch cúm gia cầm. Vai trò và uy tín của Việt Nam được thể hiện rõ nét nhất qua việc các thành viên APEC thống nhất ủng hộ Việt Nam đăng cai năm APEC 2006.

Với chủ đề “Hướng tới một cộng đồng năng động vì sự phát triển bền vững và  thịnh vượng”, Việt Nam đã tạo được dấu  ấn riêng của mình trong việc tổ chức Năm APEC Việt Nam 2006 nhằm quảng bá một hình ảnh Việt Nam năng động, cởi mở, an toàn và hội nhập, tăng cường thu hút đầu tư, đẩy mạnh thương mại và phát triển du lịch.

Hiện nay Việt Nam đã tham gia khoảng 70 thể chế  đa phương ở các cấp độ khác nhau, từ toàn cầu, liên khu vực đến khu vực và tiểu khu vực. Trong số các thể chế đa phương liên khu vực, APEC được xác định là diễn đàn quan trọng, để Việt Nam phát huy vai trò, vị thế và uy tín, đồng thời thúc đẩy quan hệ song phương với các đối tác lớn trên toàn cầu

VI. HỘI ĐỒNG TƯ VẤN KINH DOANH APEC (ABAC)

ABAC (APEC Business Advisory Coucil) là Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (Hội đồng Kinh tế Châu Á - Thái bình dương), được các nhà lãnh đạo Kinh tế APEC  thành lập tháng 11 năm 1995 theo yêu cầu của khu vực kinh tế tư nhân với mục tiêu tư vấn cho các nhà lãnh đạo về những vấn đề quan trọng hàng đầu liên quan tới hoạt động kinh doanh trong khu vực. Tiền thân của ABAC là Diễn đàn Lòng chảo Thái Bình Dương được thành lập tháng 11 năm 1993, một nhóm hoạt động không thường xuyên bao gồm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp từ các nền kinh tế thành viên APEC, có nhiệm vụ xác định các vấn đề nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và đầu tư khư vực, cũng như thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của mạng lưới doanh nghiệp trong toàn khu vực.

2. Chức năng,  nhiệm vụ, cơ cấu

ABAC là một cơ quan thường trực, đại diện cho tiếng nói độc lập của doanh nhân trong khuôn khổ  hoạt động của APEC. ABAC là một tổ chức phi chính phủ duy nhất có vai trò chính thức trong Hội nghị Các nhà lãnh đạo kinh tế APEC thông qua một cuộc đối thoại chính thức.

Ngoài ra ABAC có nhiệm vụ theo dõi tiến trình hoạt động của APEC trong việc tự do hóa thương mại và đầu tư thông qua các kế hoạch hành động của từng nền kinh tế thành viên. ABAC còn có  trách nhiệm đưa ra khuyến nghị cho lãnh đạo các nền kinh tế APEC về hoạt động cho tương lai với mục tiêu cải thiện toàn diện môi trường kinh doanh trong khu vực.

ABAC gồm đại diện của 21 nền kinh tế thành viên. Mỗi nền kinh tế APEC được chỉ định tối  đa 3 đại diện, lựa chọn từ các khu vực kinh tế tư nhân trong nước tham gia vào ABAC. Thành viên ABAC sẽ do nguyên thủ nền kinh tế APEC chính thức bổ nhiệm. Thành viên được bổ nhiệm sẽ đại diện cho khu vực kinh tế tư nhân ở mọi cấp độ, bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Ngoài ba thành viên chính thức, còn có thành viên dự khuyết. Thành viên dự khuyết cũng do nguyên thủ quốc gia chính thức bổ nhiệm để thay thế thành viên chính thức trong trường hợp thành viên chính thức vắng mặt tại các cuộc họp của ABAC.

3. Lợi ích của APEC - ABAC với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam

Việt nam trở thành thành viên chính thức của Diễn  đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái bình dương (APEC) vào tháng 11/1998, nâng tổng số thành viên của tổ  chức này lên 21 nước và vùng lãnh thổ. APEC hiện có tổng dân số trên 2,5 tỷ người (chiếm 42% tổng dân số thế giới) với tổng GDP là 17 ngàn tỷ USD (56% tổng GDP toàn cầu). Tổng giá trị giao dịch thương mại của APEC là 5,5 ngàn tỷ USD, chiếm khoảng 55% tổng thương mại toàn cầu, hứa hẹn một thị trường rất rộng lớn với nhu cầu đa dạng và nhiều cơ hội kinh doanh.

Việt nam tham gia vào APEC mở ra cho doanh nghiệp một vận hội mới, một mặt đòi hỏi sự chủ  động trong việc tìm hiểu và khai phá các thị  trường mới đồng thời cần khéo léo tận dụng các cơ chế hỗ trợ  doanh nghiệp trong khuôn khổ APEC.

Chủ trương cơ bản của APEC là tạo ra diễn  đàn hợp tác để đẩy mạnh tự do hóa thương mại và đầu tư, thuận lợi hóa thương mại tạo môi trường thuận  lợi trong kình doanh cho cộng đồng doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp có thể tiếp cận với các Hiệp hội kinh doanh APEC để tìm kiếm các nguồn tài chính và vốn tại các ngân hàng thương mại từ khu vực tư nhân và nhà nước. Các tổ chức cấp tín dụng xuất khẩu (ECAs) trong APEC đã đóng vai trò tiên phong trong việc đưa ra những sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp thông qua khảo sát nhu cầu trợ cấp xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp APEC.

Doanh nghiệp của các nước thành viên APEC còn được hưởng lợi từ nhiều chương trình hợp tác đào tạo và hỗ trợ nâng cao năng lực về  kỹ năng quản trị kinh doanh, đàm phán hợp  đồng, nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, v.v… Hàng năm, APEC dành một khoản ngân sách tài trợ cho các dự án hỗ trợ doanh nghiệp trên cơ sở sáng kiến của từng nước thành viên .

Thông tin chính xác và kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh quyết liệt để phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, tự do hoá về thương mại và đầu tư cũng như trong quá trình hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức. Nhiều dự án đã được thực hiện trong khuôn khổ APEC nhằm xây dựng các phương thức cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực lượng thông tin tối đa với độ chính xác cao về mọi lĩnh vực, chẳng hạn như hệ thống thông tin điện tử và hệ thống chuyển phát hợp nhất. Cụ thể, thông qua mạng APEC Net và Trung tâm thông tin thương mại (APEC Service to Business), các doanh nghiệp có thể cập nhật nhiều thông tin về đối tác và thị trường.

Những sáng kiến liên quan tới công nghệ trong APEC (ví dụ như APEC Technomart II, the Study of Best Practices in the Management of Technological Extension Programs, the Cross-Border Inter-Firm Linkages) sẽ hỗ trợ cho việc chuyển giao công nghệ từ những nền kinh tế phát triển sang những nước đang phát triển.

Các nhóm làm việc về xúc tiến thương mại còn kiến tạo và giúp doanh nghiệp tham gia nhiều hội chợ  và triển lãm thương mại trong khu vực. Ngoài ra, APEC cũng đưa ra các khuyến nghị về hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm, loại bỏ tham nhũng trong quản lý và điều hành, cải thiện môi trường chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển bền vững.

Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC) là một cơ chế đối thoại đặc biệt trong khuôn khổ APEC giữa các đại diện của cộng đồng doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo APEC về các ưu tiên trong lĩnh vực kinh doanh liên quan đến tài chính, thương mại và đầu tư, công nghệ, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) cũng như các doanh nghiệp siêu nhỏ (micro enterprises),… Thông qua ABAC, cộng đồng doanh nghiệp có thể góp tiếng nói của mình vào quá trình hoạch định chính sách hợp tác kinh tế chung và xây dựng các chương trình, dự án và sáng kiến hỗ trợ doanh nghiệp nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại và đầu tư trong khu vực. Nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia của các doanh nghiệp Việt nam  vào hoạt động của APEC thông qua ABAC, ngày 2/4/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 365/QĐ-TTg cử ba thành viên mới của Việt nam tham gia ABAC nhằm nâng cao hoạt động tham vấn của ABAC cho các nhà lãnh đạo APEC trong lĩnh vực kinh doanh và tạp môi trường kinh doanh.

APEC với 21 nền kinh tế thành viên trong đó có  những siêu cường kinh tế như Mỹ, Nhật, Trung quốc, CHLB Nga cũng như những nền kinh tế mới nối lên đang làm khu vực này  trở thành khu vực năng động nhất. Các doanh nghiệp Việt nam tuy mới tham gia tham gia vào thị trường khu vực và thế giới nhưng đã thể hiện khá rõ nét bản lĩnh mạnh mẽ và năng động của mình. Một số sản phẩm của của Việt nam  như gạo, hạt tiêu, thuỷ sản, hàng may mặc, giày dép... đã có vị trí ảnh hưởng tới thị trường quốc tế. Với chính sách chủ động và tích cực tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, Việt nam đang trở thành một trong những thị trường hấp dẫn về thu hút vốn đầu tư , vị thế của thị trường Việt nam trong APEC cũng ngày càng được tăng cường hơn.

4.  Sự tham gia của VCCI trong các hoạt động của ABAC

Tại Hội nghị ABAC 2005 được tổ chức tại Hàn Quốc, VCCI đã tiếp nhận vai trò là Chủ tịch ABAC 2006 - đây có thể coi là một trách nhiệm lớn lao mà VCCI sẽ phải đảm nhiệm trong cả năm 2006 và sẽ tiếp tục là đồng Chủ tịch ABAC 2007. Tiếp nối chủ đề và những ưu tiên của ABAC trong các năm trước và căn cứ vào mối quan tâm của cộng đồng DN khu vực và VN, ABAC Việt Nam 2006 đã xây dựng và đề xuất chủ đề của ABAC cho năm APEC VN 2006 là "Vươn tới một cộng đồng APEC thịnh vuợng và hài hòa".

Trong năm APEC Việt Nam với tư cách Chủ tịch ABAC, VCCI cùng với các thành viên ABAC Việt Nam đã tổ chức tốt các hoạt động của ABAC cả ở trong và ngoài nước; tận dụng được cơ hội để các DN VN đẩy mạnh mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế; góp tiếng nói chung cùng cộng động DN APEC tư vấn cho các nhà Lãnh đạo kinh tế APEC nhằm tạo điều kiện hoàn thiện và thuận lợi hóa môi trường kinh doanh; đồng thời nắm bắt xu hướng phát triển kinh tế thế giới, chủ động tích cực tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong suốt năm 2006, VCCI phối hợp với các bộ, ngành của Việt Nam triển khai các hoạt động theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ về Năm APEC Việt Nam 2006, đặc biệt là nội dung tăng cường quan hệ hợp tác công tư của APEC. Nội dung này được coi là một điểm nhấn thành công trong năm 2006 và được Lãnh đạo APEC cùng các Bộ trưởng và DN đánh giá cao. Với quyền Chủ tịch ABAC, trong năm 2006 Việt Nam đã quyết định triển khai nhiều hoạt động, trong đó có việc nghiên cứu về khu vực mậu dịch tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) (mặc dù ban đầu khi nêu ra có nhiều ý kiến phản đối, song kết quả nghiên cứu đã được ABAC và lãnh đạo APEC đánh giá cao, đặc biệt là trong tình hình vòng Đàm phán Doha đang bế tắc) và các thoả thuận song phương và tiểu khu vực trong APEC (RTAs/FTAs). Kết quả các công tác nghiên cứu này được cộng đồng DN và các nhà Lãnh đạo APEC rất hoan nghênh. Trong các kỳ họp Bộ trưởng Thương mại, Liên bộ trưởng Thương mại - Ngoại giao, các hoạt động và khuyến nghị của ABAC đã được các bộ trưởng APEC đánh giá cao. Ngoài ra, Hội nghị Bộ trưởng DNNVV APEC cũng được các DN đánh giá cao bởi những khuyến nghị thiết thực.

ABAC 2006 đã xác định các nội dung khuyến nghị  với Lãnh đạo APEC và đề cập trong Đối thoại như  sau: Tình hình đàm phán vòng Doha của WTO, giải quyết vấn  đề năng lượng, thúc đẩy các thoả thuận mậu dịch tiểu khu vực và song phương đồng nhất và có chất lượng cao, thúc đẩy thuận lợi hoá thương mại, phát triển khu vực tư nhân, củng cố hệ thống tài chính, thúc đẩy sáng tạo công nghệ, quan hệ hợp tác với APEC.

Đặc biệt, kỳ họp có sự tham gia và phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và Tổng giám đốc WTO Pascal Lamy. Qua đó, VN đã tạo được một hình ảnh đẹp trong mắt các bạn bè quốc tế. VCCI đã đón tiếp 230 đại biểu cùng các nhà nghiên cứu và chuyên gia của 21 nền kinh tế. Đặc biệt là phiên đối thoại giữa ABAC với các nhà Lãnh đạo của 21 nền kinh tế APEC đã được các thành viên ABAC đánh giá là tổ chức thành công rất tốt và là phiên đối thoại thành công nhất từ trước tới nay.

Bằng các hoạt động cụ thể và những sáng kiến hữu ích của mình, ABAC Việt nam 2006 đã một lần nữa khẳng định được những đóng góp của mình cho quá trình hội nhập của các DN VN, thể hiện là vai trò quan trọng và là cầu nối giữa các DN VN và các DN quốc tế. Chẳng hạn, việc đẩy mạnh hỗ trợ DNNVV trong việc tiếp cận các nguồn vốn và tiếp cận thị trường; Thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ đánh giá uy tín DN nhằm khẳng định uy tín của DN trong khu vực, đặc biệt là những DNNVV để được các Cty đánh giá xếp hạng. Từ đó, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận nguồn vốn, thị trường trong khu vực. Xây dựng mạng lưới DN APEC trong đó có VN, cũng là vấn đề được quan tâm và luôn hướng tới, trong đó sẽ tăng cường liên kết DN trong khu vực thông qua phương tiện kỹ thuật số và tăng cường liên kết giữa DNNVV với các tập đoàn xuyên quốc gia, đa quốc gia...

Thông qua ABAC, các DN VN đã góp tiếng nói chung của mình vào quá trình hoạch định chính sách hợp tác kinh tế chung và xây dựng các chương trình, dự án sáng kiến hỗ trợ DN nhằm thúc đẩy giao lưu trong khu vực. Việc tổ chức thành công các sự kiện bên lề APEC đã thể hiện vai trò của VCCI trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Thông qua đó, các DN VN đã quảng bá với các DN quốc tế và khu vực về cơ hội và tiềm năng hợp tác đầu tư kinh doanh.

Trong năm 2007, VN vẫn giữ vai trò đồng chủ  tịch ABAC. Do vậy VCCI sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động của ABAC nhằm đảm bảo tính liên tục và phát huy tiếng nói của DN VN trong cộng đồng khu vực, đặc biệt khi VN trở thành thành viên chính thức của WTO. Đồng thời, nắm bắt xu thế phát triển của APEC trong bối cảnh vòng đàm phán Doha có diễn biến phức tạp và APEC đang có nhiều sáng kiến đề cải tổ và tăng cường hợp tác khu vực.

Hiện nay VCCI vẫn tiếp tục giữ vị trí  chủ tịch ABAC Việt Nam và tích cực tham gia các hoạt động chung của ABAC quốc tế.

Trong năm 2010 VCCI phối hợp tổ chức đoàn doanh nghiệp tháp tùng Chủ tịch nước tham dự APEC 18 tại Nhật Bản với 85 doanh nghiệp tham gia.

Chủ đề của ABAC 2011:  “21 nền kinh tế vì sự thịnh vượng của thế kỷ 21” (“21 Economies for 21th Century Prosperity” ); với mục tiêu “Huy động con người và ý tưởng vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng” (“Employing People & Ideas for Sustained Growth & Prosperity”);  và tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên:

+ Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện mục tiêu Bô-go và xây dựng viễn cảnh mới

+ Thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực: - Xác định lộ trình tiến tới khu vực mậu dịch tự do Châu Á Thái Bình Dương ( FTAAP), - Thương mại trong thế hệ mới – tăng cường sự thống nhất về quy chế, - Tạo thuận lợi cho di chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và con người,

+ Tạo môi trường phát triển doanh nghiệp vừa nhỏ và siêu nhỏ: - Đẩy mạnh các chính sách tạo thuận lợi cho sự ra đời của các doanh nghiệp mới, xây dựng các mô hình doanh nghiệp; - Có chính sách để tăng cường sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ; - Quan tâm tới mọi khu vực kinh tế (kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nữ…)

+ Đẩy mạnh tăng trưởng bền vững thông qua tăng cường an ninh năng lượng và an ninh lương thực, hàng hóa và  dịch vụ thân thiện với môi trường APEC CEO SUMMIT 2011sẽ diễn ra tại Honolulu, Haiwaii (10-12/11/2011)

1. Chủ tịch ABAC Việt Nam: Ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực

2. Thành viên ABAC Việt Nam: Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch Tập đoàn Sài Gòn Invest

3. Thành viên ABAC Việt Nam: Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch HĐQT Sovico Holdings

4. Thành viên dự khuyết: Ông Phạm Đình Đoàn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Phú Thái

5. Thành viên dự khuyết: Ông Trần Quang Sơn, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Miên Tây

6. Thành viên dự khuyết: Ông Nguyên San Miên Nhuận, Tổng Giám đốc, Chủ tịch HĐQT Miên Viễn Triều

Web site chính thức APEC : http://www.apec.org  Ban Thư ký APEC Quốc tế:   Địa chỉ :  35 Heng Mui Keng Terrace  Singapore 119616  Điện thoại: (65)6775 6012  Fax: (65)6775 6013  Website: http://www.apec.org  Email:     Hỏi đáp chung: [email protected]      Hỏi đáp về báo chí: [email protected]      Hỏi đáp về xuất bản: [email protected]

Website chính thức của ABAC: www.abaconline.org  Ban Thư ký ABAC quốc tế:   43/F, Philamlife Tower  8767 Paseo de Roxas  Makati City 1226 Philippines  T: (632) 845 4564 / (632) 843 6001  F: (632) 845 4832  [email protected]  Mr. Antonio I. Basilio  Director    Ban Thư ký ABAC Việt Nam  Attn: ông Nguyễn Văn Hải  Phó Trưởng Ban QHQT- VCCI  Tel: 844    35742022 ext 241  Fax: 844 – 35742020  Email: [email protected]