Hợp tác thương mại Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục là điểm sáng nổi bật trong quan hệ song phương. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.
Hợp tác thương mại Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục là điểm sáng nổi bật trong quan hệ song phương. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam.
Các sản phẩm doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm nhiều thời gian qua là nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo, nông thủy sản, đặc biệt Trung Quốc tiếp tục tăng cường nhập khẩu các loại nông sản nhiệt đới...Xuất khẩu không ngừng được mở rộng và Trung Quốc đã trở thành một trong những "khách hàng" quan trọng nhất đối với nông, lâm, thủy sản Việt Nam.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến tháng 12/2023, Việt Nam có 16 mặt hàng thực vật đang được xuất khẩu sang Trung Quốc gồm: chuối, sầu riêng, măng cụt, thạch đen, cám gạo, gạo, khoai lang, dưa hấu, thanh long, xoài, mít, nhãn, vải, chôm chôm, ớt, chanh leo.
Đặc biệt, trong lĩnh vực chăn nuôi, sau 5 năm đàm phán, những lô sản phẩm tổ yến Việt Nam đầu tiên đã chính thức được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Sự kiện này đánh dấu mốc mở ra cơ hội bước vào thị trường tỷ dân của một trong những sản phẩm có giá trị rất cao của ngành chăn nuôi Việt Nam.
Theo các chuyên gia, năm 2024, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiềm năng và còn nhiều cơ hội rộng mở cho nông sản Việt tăng thị phần và giá trị xuất khẩu bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa đồng ý sẽ hoàn chỉnh, bổ sung một số nội dung trong 3 Nghị định thư về xuất khẩu thủy sản khai thác tự nhiên, xuất khẩu cá sấu nuôi và xuất khẩu khỉ nuôi từ Việt Nam.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đồng ý mở cửa thị trường và đẩy nhanh tiến độ hoàn tất các thủ tục nhập khẩu cho các loại trái cây chủ lực của Việt Nam, trong đó có bơ và chanh leo. Đây có thể xem là một tin mừng cho những người nông dân đang trồng các nông sản này tại Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng đồng ý xem xét hồ sơ cho Việt Nam xuất khẩu các sản phẩm gia cầm vào thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác giữa các đơn vị kiểm dịch tại khu vực biên giới, sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn, hai bên sẽ tổ chức một cuộc họp giao ban giữa các lực lượng chức năng dọc tuyến biên giới để các đơn vị tăng cường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm và tháo gỡ những vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai nhiệm vụ tại cửa khẩu.
Để thúc đẩy mở rộng xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan nhấn mạnh, với thị trường Trung Quốc, cần phải làm tốt hơn "vì bạn đã trân trọng mình thì mình cũng phải trân trọng bạn. Bạn đã mở cửa rồi thì mình cũng phải 'mở lòng', chúng ta phải nắm bắt được cơ hội kết nối với thị trường Trung Quốc".
Thời gian tới, các địa phương sẽ tập trung chỉ đạo xây dựng các nguồn cung nông sản, thực phẩm chất lượng, an toàn đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của phía bạn. Cùng với đó, doanh nghiệp sẽ phối hợp xây dựng được những chuỗi logistics để lưu thông hàng hóa một cách thường xuyên, nhanh chóng, giảm được chi phí trước khi đến tay người tiêu dùng.
Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành nỗ lực đàm phán mở cửa thị trường Trung Quốc cho các loại hàng hoá Việt Nam. Năm 2023, đã 2 lần Thủ tướng có chuyến công tác tại Trung Quốc và lần nào cũng đề xuất phía Trung Quốc mở cửa cho nông sản Việt Nam với 4 nhóm hàng sầu riêng đông lạnh, ớt, dưa hấu, dược liệu.
Đặc biệt, Bộ Công Thương với vai trò chủ lực trong việc đàm phán, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường cho hàng Việt Nam đã triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào thị trường này.
Ngày 24/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội, lên đường tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức tại TP. Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc (WEF Đại Liên 2024) và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 24 - 27/6/2024 theo lời mời của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Klaus Schwab.
Hội nghị WEF Đại Liên 2024 diễn ra từ ngày 25-27/6 với chủ đề “Những chân trời tăng trưởng mới” có quy mô lớn thứ hai sau Hội nghị WEF Davos với sự tham gia của 1.600 đại biểu, được tổ chức với tinh thần là nơi hội tụ, kiến tạo những ý tưởng mới, các lĩnh vực mới, mô hình tiên phong, sáng tạo sẽ định hình các ngành kinh tế trong tương lai.
Chuyến tham dự Diễn đàn BRI của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng được thực hiện theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình. Đây là chuyến công tác đầu tiên của Chủ tịch nước tới Trung Quốc kể từ sau khi Việt Nam tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ XIII (2021) và Trung Quốc tổ chức thành công Đại hội Đảng lần thứ XX (2022).
Trong bối cảnh năm 2023 là năm kỷ niệm 15 năm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc và kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển Sáng kiến Vành đai và Con đường, chuyến công tác Trung Quốc lần này của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự coi trọng cao độ, ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta trong việc phát triển quan hệ với Trung Quốc cũng như thể hiện sự hoan nghênh, coi trọng đối với các sáng kiến kết nối, trong đó có Sáng kiến Vành đai và Con đường vì mục tiêu hòa bình, ổn định và phồn vinh tại khu vực và trên thế giới.
Được lấy cảm hứng từ Con đường Tơ lụa xưa, trải dài từ châu Á sang châu Âu và có thể mở rộng ra châu Phi, châu Mỹ La tinh, sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) do Trung Quốc khởi xướng ra đời từ năm 2013, nhằm củng cố các tuyến thương mại kết nối Trung Quốc với châu Âu, Trung Đông và châu Phi.
Trung Quốc đề xuất 5 mảng hợp tác chính trong khuôn khổ sáng kiến là: Kết nối chính sách, Kết nối cơ sở hạ tầng, Kết nối thương mại và đầu tư, Kết nối tài chính - tiền tệ, Kết nối con người.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đến hết năm 2022, nước này đã ký 206 thỏa thuận hợp tác về BRI với 151 quốc gia và 32 tổ chức quốc tế, triển khai khoảng 3.000 dự án trong nhiều lĩnh vực với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỷ USD.
Với hai cấu phần chính là Vành đai kinh tế con đường tơ lụa (trên bộ) và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ XI, sáng kiến "Vành đai và Con đường" đến nay, được coi là một sáng kiến thương mại, một chiến lược kết nối kinh tế khổng lồ, thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước, các khu vực, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả văn hóa, xã hội, nhận được sự ủng hộ của quốc tế.
Với chủ đề "Hợp tác chất lượng cao Vành đai và Con đường, chung tay vì phát triển và thịnh vượng chung", Diễn đàn cấp cao Hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ 3 là một trong những hoạt động đối ngoại đa phương lớn và quan trọng nhất của Trung Quốc trong năm 2023. Đến nay, đại diện của hơn 140 quốc gia và hơn 30 tổ chức quốc tế đã xác nhận tham gia diễn đàn, bao gồm lãnh đạo cấp cao các nước, người đứng đầu các tổ chức quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp… Số lượng khách đăng ký đã vượt quá 4.000 người.
Diễn đàn sẽ tập trung thảo luận, tổng kết những thành tựu BRI đạt được trong 10 năm qua, trao đổi triển vọng, phương hướng hợp tác trong tương lai. Diễn đàn gồm 03 Phiên cấp cao với nội dung trọng tâm về "Kinh tế số như động lực mới của tăng trưởng", "Kết nối trong một nền kinh tế toàn cầu mở", "Con đường tơ lụa xanh vì sự hài hoà với thiên nhiên" và 06 diễn đàn khác về kết nối thương mại, giao lưu nhân dân, con đường tơ lụa sạch, hợp tác địa phương, hợp tác giữa các cơ quan nghiên cứu và hợp tác trên biển.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, sáng kiến cũng đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định cả chủ quan và khách quan. Trung Quốc đã và đang có những điều chỉnh quan trọng nhằm bảo đảm các mục tiêu lâu dài để BRI tiếp tục phát triển trong tương lai.
Trung Quốc tổ chức Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ nhất và thứ hai vào năm 2017 và 2019. Cả 2 lần, lãnh đạo cấp cao Việt Nam đều tham dự.
Từ ngày 14-15/5/2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Diễn đàn hợp tác quốc tế về "Vành đai và Con đường" lần đầu tiên tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Ngày 12/11/2017, nhân dịp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC, Việt Nam và Trung Quốc đã ký Bản ghi nhớ giữa Chính phủ hai nước về thúc đẩy kết nối giữa khuôn khổ "Hai hành lang, một vành đai" với sáng kiến "Vành đai và Con đường", hiện cả hai nước đang phối hợp hoàn thiện Kế hoạch hợp tác thúc đẩy thực hiện Bản ghi nhớ trên.
Ngày 25-27/4/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Diễn đàn hợp tác quốc tế về "Vành đai và Con đường" lần thứ hai tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Việc Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tham dự và có các bài phát biểu quan trọng tại Diễn đàn cấp cao Hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường" lần thứ 3 với sự tham dự của Lãnh đạo cấp cao nhiều nước và các đại biểu, cộng đồng doanh nghiệp từ khoảng 140 quốc gia, các tổ chức quốc tế, sẽ đóng góp tiếng nói của Việt Nam trong thúc đẩy hòa bình, hợp tác, liên kết kinh tế và kết nối khu vực, làm sâu sắc hơn quan hệ với các nước trên thế giới, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực và toàn cầu, thực hiện hiệu quả các Mục tiêu phát triển bền vững 2030 của Liên Hợp Quốc.
Đồng thời, đây cũng là dịp quảng bá những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, chia sẻ các thông điệp lớn về mục tiêu, quan điểm, định hướng phát triển của Việt Nam, thu hút hiệu quả nguồn lực quốc tế phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, tăng trưởng bao trùm và lấy người dân làm trung tâm, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của đất nước trên trường quốc tế.