Danh Ngôn Về Ngoại Ngữ

Danh Ngôn Về Ngoại Ngữ

Trong cuộc sống, ai trong chúng ta cũng sẽ gặp nhiều kiểu người khác nhau và ai đó ít nhiều đều đã từng lừa dối chúng ta. Lời nói dối là một con dao hai lưỡi, nếu bạn sử dụng hợp lý trường hợp thì nó sẽ mang lại kết quả tốt và ngược lại sẽ mang lại hậu quả khó lường. Vậy trong tiếng Anh, chủ đề này được thể hiện như thế nào qua các câu danh ngôn, thành ngữ?

Trong cuộc sống, ai trong chúng ta cũng sẽ gặp nhiều kiểu người khác nhau và ai đó ít nhiều đều đã từng lừa dối chúng ta. Lời nói dối là một con dao hai lưỡi, nếu bạn sử dụng hợp lý trường hợp thì nó sẽ mang lại kết quả tốt và ngược lại sẽ mang lại hậu quả khó lường. Vậy trong tiếng Anh, chủ đề này được thể hiện như thế nào qua các câu danh ngôn, thành ngữ?

Suy nghĩ về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống - mẫu 21

Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" là một tài liệu lịch sử tinh tế, dạy bảo con người về tầm quan trọng của tấm lòng nhân ái trong cuộc sống hàng ngày.

Tựa như một bức tranh mô tả, câu tục ngữ này thể hiện một cách sống tốt đẹp thông qua việc so sánh con người nên yêu thương mọi người xung quanh giống như cách họ yêu thương bản thân mình. Đây không chỉ là một phương thức sống đẹp mà còn là một triết lý nhân văn, đề cao tấm lòng biết đồng cảm và sẵn sàng chia sẻ với những người xung quanh. Thực tế, cách sống này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong môi trường hiện nay, khi không phải ai cũng may mắn được sống trong điều kiện thuận lợi và an ninh. Nhiều người phải đối mặt với khó khăn trong cuộc sống, từ việc kiếm sống đến những thách thức do thiên tai, dịch bệnh gây ra.

Sự đồng lòng và tình thương thân đã được chứng minh trong lịch sử và quá khứ của dân tộc Việt Nam. Cộng đồng đã đoàn kết, đồng lòng vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử đất nước, bao gồm cả cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sự hi sinh của nhiều chiến sĩ, một phần lớn là do tình thương dành cho nhân dân, là minh chứng rõ ràng. Ngày nay, tinh thần này tiếp tục được thể hiện qua nhiều chương trình từ thiện như "Cặp lá yêu thương", "Việc tử tế" của Đài truyền hình Việt Nam, mang lại sự giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.

Với tư cách là một học sinh, người trẻ và chủ nhân tương lai của đất nước, tôi nhận ra rằng việc áp dụng bài học từ câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" là vô cùng quan trọng. Học sinh, sinh viên không chỉ cần hiểu rõ giá trị của tình thương và lòng nhân ái mà còn cần hỗ trợ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống. Hành động giúp đỡ người khác không chỉ là tác động tích cực đến cộng đồng mà còn là cách tốt nhất để phát triển bản thân.

Nhìn chung, câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" không chỉ là một triết lý sống, mà còn là một hướng dẫn quý báu cho con người hiểu rõ giá trị của tình thương và lòng nhân ái, đóng góp vào sự phát triển tốt đẹp hơn của xã hội.

Suy nghĩ về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống - mẫu 17

Con người thường hay chịu tác động từ yếu tố môi trường xung quanh. Bởi vậy mà ông cha ta đã có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” gửi gắm đến một bài học ý nghĩa trong cuộc sống.

Câu tục ngữ có hai nét nghĩa. Về nghĩa đen, “mực” là loại chất lỏng có màu, sử dụng cùng với bút để viết được chữ; còn “đèn” là một đồ vật dùng để thắp sáng. Về nghĩa bóng, “mực” chỉ những điều xấu xa; còn “đèn” chỉ những điều tốt đẹp. Như vậy, ý nghĩa của câu tục ngữ là một người khi thường xuyên tiếp xúc với người xấu thì ta sẽ bị nhiễm thói hư tật xấu, còn nếu tiếp xúc với những người tốt ta sẽ học hỏi và học được nhiều điều hay từ họ. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ thế hệ sau phải biết học hỏi những điều tốt đẹp, đúng đắn và tránh xa những cái xấu xa, không lành mạnh.

Bác Hồ chính là một dẫn chứng điển hình. Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nhưng người vẫn giữ được tinh thần yêu nước, ý thức cách mạng và nhân cách cao đẹp. Hoặc chúng ta có thể kể đến cái tên Nguyễn Văn Trỗi - người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đoạn lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi…

Con người cần phải hiểu được rằng cần phải giữ được nhân cách cao đẹp dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Có thể thấy đây là một lời khuyên giàu giá trị, ngay cả trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ dễ bị tác động bởi môi trường xung quanh. Họ có lối sống lệch lạc, sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Điều đó thật đáng lên án và tránh xa.

Với một người học sinh, chúng tôi luôn ý thức trách nhiệm rèn luyện phẩm chất, đạo đức tốt đẹp. Việc học tập phải luôn được đặt lên đầu tiên, để từ đó xây dựng một con đường tương lai vững chắc.

Dù trải qua thời gian, nhưng tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị và ý nghĩa. Và câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” cũng như vậy.

Suy nghĩ về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống - mẫu 7

Cuộc đời mỗi người cũng giống như một bức tranh muôn màu, muôn sắc. Sẽ có màu hồng, nhưng cũng sẽ có những vệt đen, đó chính là những khó khăn thử thách trong cuộc sống mà ta cần rầy công tận sức mà mà vượt qua. Muốn vậy, con người ta cần phải có ý chí, nghị lực, quyết tâm để xoá đi được những vệt đen ấy. Chính vì thế, ông cha ta đã có câu “Có chí thì nên”.

Câu tục ngữ nghe có vẻ ngắn gọn và đơn giản nhưng ẩn chứa một tầng ý nghĩa thật lớn lao. “Chí” có thể hiểu là sự quyết tâm, nghị lực, hoài bão, lý tưởng khi thực hiện một kế hoạch hay làm một điều gì đó. “Có chí thì nên”: “nên” ở đây tức là đạt được thành công, đạt được kết quả như mong muốn, như đã đặt ra. Như vậy, cùng với cách nói “Có… thì”, như một lời khẳng định đanh thép, ông cha ta đã đặt ra vài trò của ý chí, nghị lực trong cuộc sống, cụ thể là trên con đường thành công của mỗi người. Con người ta cần có sự kiên trì, quyết tâm, lý tưởng thì mọi khó khăn, gian nan, thử thách, thất bại đều sẽ có thể vượt qua và đạt được kết quả như mong ước. Đầu tiên, con đường đời của mỗi người không phải lúc nào cũng bằng phẳng, dễ đi, mà sẽ có những khúc cua gập ghềnh, trắc trở. Đứng trước những đoạn đường ấy, chẳng lẽ ta sẽ cứ đứng lại, hoặc quay đầu trở về mà không bước đi nữa? Nếu như vậy, con người ta sẽ chẳng bao giờ có thể đạt được thành công, vĩnh viễn không thể trưởng thành được. Thay vì điều đó, tại sao ta không vững chí, quyết tâm mà leo bước lên, vượt qua những tảng đá cứng nhọn ấy, dù chỉ là mất một khoảng thời gian, dù cho quá trình ấy sẽ có thể đau đớn,cực nhọc làm sao, nhưng cuối cùng ta vẫn sẽ vượt qua và tiếp tục cuộc hành trình. Nếu có ý chí, nghị lực, sự quyết tâm, có lẽ điều gì cũng sẽ trở nên không quá khó khăn với chúng ta. Nhưng nếu chỉ biết nản lòng, nhụt chí trước mỗi gian nan, thử thách ấy thì liệu ta sẽ làm được gì trong cuộc sống? Từ xa xưa, trong thời chiến, ông cha ta đã kiên cường, anh dũng dựng nước, chống trả lại kẻ thù xâm lược, đó đều là nhờ vào ý chí quyết tâm, đồng lòng, căm thù giặc ngoại xâm, “quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”, không run sợ trước kẻ thù xâm lăng. Ngày nay, trong thời bình, nhân dân ta cũng đã, đang và vẫn nhiệt huyết, xây dựng đất nước, đem vinh quang về cho Tổ Quốc. Có lẽ với mỗi người Việt Nam, không ai có thể quên được kỳ tích U23 Châu Á vừa qua. Những chàng “dũng sĩ” quần đùi áo số ấy đã đem về vinh quang cho dân tộc khi lên đường thi đấu với một ý chí, quyết tâm, vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, kiên cường thi đấu đến giọt mồ hôi cuối cùng, vĩnh viễn không từ bỏ và cuối cùng họ đã thành công, có thể không phải thành công ở đấu trường ấy, nhưng đã thành công khi lay động bao trái tim hàng triệu người hâm mộ Việt Nam vì ý chí, nghị lực của họ.

Một tấm gương điển hình khác đó là thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Tuy bị liệt cả hai tay, nhưng bằng nỗ lực, sự phấn đấu vì ham học, trải qua bao đau đớn, thầy đã tập viết bằng chân và bây giờ đã trở thành thầy giáo ưu tú, tài ba. Như vậy, có thể thấy, mọi thất bại, mọi bất hạnh, mọi khó khăn, gian khổ sẽ không phải là điều gì mà chúng ta không thể vượt qua, đánh ngã chúng ta bất cứ lúc nào, chỉ cần ta có quyết tâm. Nếu như có hoài bão, lý tưởng, ta vẫn sẽ đạt được mục tiêu, đạt được khát vọng mà ta mong muốn. Mỗi lần vấp ngã sẽ cho ta kinh nghiệm, mỗi thử thách sẽ cho ta biết cách suy nghĩ để vượt qua thử thách đó, càng khổ cực thì vinh quang sẽ càng lớn lao. Đừng từ bỏ bất cứ một điều gì khi ta vẫn còn chưa tới được đích, đừng nản lòng, run sợ khi gặp khó khăn, vì nếu thế cánh cửa của thành công sẽ đóng lại ngay trước mắt bạn. Tất nhiên ta không thể cứ mãi theo đuổi những điều mà ngoài khả năng của mình, dù bạn có ý chí, nghị lực nhưng nếu không có kỹ năng, trình độ, không có tri thức thì sự kiên trì ấy cũng chẳng thể đi đến được thành công mà chỉ làm tiêu tốn thời gian của ta mà thôi. Muốn vậy, cần phải rèn luyện, tu dưỡng bản thân thật tốt, để có đủ trình độ, tri thức làm hành trang vững trãi vì thành công mà chỉ có ý chí, sự kiên trì là không đủ. Luôn tin tưởng vào bản thân mình, lạc quan, không run sợ, tự ti rồi ta sẽ đạt được thành tựu như ta mong muốn mà thôi.

Chẳng có gì là ngoài tầm với, chỉ là bạn có muốn với lấy nó hay không thôi. Muốn vậy thì cần phải “có chí”, có quyết tâm và sự kiên trì. Câu tục ngữ của ông cha ta mới thật đúng đắn mà giàu ý nghĩa làm sao.